Viện Sân khấu Điện ảnh

VIỆN SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH

 

Địa chỉ: Tầng 5 nhà A2 -Trường Đại học Sân Khấu – Điện Ảnh 

Điện thoại: 04.3851.4505

Email: vsk@skda.edu.vn

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

PGS.TS Đinh Quang Trung – Viện trưởng

ThS. Hoàng Dạ Vũ – Phó viện trưởng

 

GIỚI THIỆU

Viện Sân khấu – Điện ảnh, tiền thân là Viện Sân khấu Việt Nam – cơ quan có chức năng nghiên cứu nghệ thuật sân khấu, được thành lập theo quyết định số 078/VHTT-QĐ ngày 22 tháng 6 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Năm 1998, Viện Sân khấu đã sáp nhập vào Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và trở thành đơn vị trực thuộc Trường. Từ đây Viện đảm nhận thêm chức năng nghiên cứu nghệ thuật điện ảnh.

Về phân cấp quản lý, Viện là đơn vị trực thuộc Trường nhưng về quy mô và đối tượng nghiên cứu, cũng như sản phẩm nghiên cứu của Viện lại mang tầm quốc gia vì Viện là cơ sở duy nhất ở Việt Nam nghiên cứu cả hai lĩnh vực nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, truyền hình. Đối tượng nghiên cứu và tham gia nghiên cứu, đối tượng phục vụ của Viện không dừng lại trong phạm vi của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong Trường mà còn liên quan đến nhiều đơn vị nghệ thuật và cá nhân trên cả nước.

Hơn 40 năm qua, gắn bó, đồng hành với sự nghiệp sân khấu và điện ảnh, truyền hình của nước nhà, phải kể đến công lao rất lớn của những người xây nền móng đầu tiên như GS.NSND Trần Bảng, GS.TS.NSND Đình Quang, GS Hoàng Châu Ký, GS Nguyễn Đức Lộc và sự kế tục đầy trách nhiệm của GS Hoàng Chương, PGS.TS Nguyễn Mạnh Lân, TS Trần Đình Ngôn, PGS.TS Trần Thanh Hiệp.

 

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hơn 40 năm qua, cán bộ nghiên cứu của Viện đã hoàn thành nhiều công trình cấp Viện, cấp Bộ, đóng góp nhiều cho thực tiễn. Trong đó phần lớn các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách và trở thành cẩm nang nghiên cứu cho thế hệ trẻ như:

– Sơ thảo lịch sử nghệ thuật Tuồng của GS Hoàng Châu Ký

– Mấy vấn đề Sân khấu truyền thống của GS Hoàng Chương

– Nghệ thuật Tuồng với đời sống hôm nay của GS Hoàng Chương

– Phương pháp nghệ thuật B.Brect của GS. TS Đình Quang

– Âm nhạc và Sân khấu kịch hát dân tộc của Nhà nghiên cứu Mịch Quang

– Nghệ thuật viết Chèo của TS Trần Đình Ngôn

– Hội thoại về nghệ thuật Tuồng của Nhà nghiên cứu Phạm Phú Tiết

– Tuồng hài của GS Lê Ngọc Cầu

– Tìm hiểu nghệ thuật Chèo của Nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ

– Kịch bản Chèo cổ của GS Hà Văn Cầu

– Điển tích Văn học trong Chèo cổ của TS Đinh Quang Trung

– Nghệ thuật Chèo hiện đại kế thừa và biến đổi của TS Đinh Quang Trung

– Điện ảnh của nhu cầu phát triển văn hoá của PGS.TS Trần Thanh Hiệp

– Nhà làm phim tài liệu Thanh An của PGS.TS Hoàng Trần Doãn

Cùng nhiều công trình của TS Trần Đình Ngôn, PGS.TS Nguyễn Mạnh Lân, PGS.TS Trần Thanh Hiệp, ThS Thiều Thị Hạnh Nguyên, các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Tuấn Giang, Hà Diệp, Nguyễn Thị Thanh Phương…

 

CHỨC NĂNG

– Tham mưu cho Hiệu trưởng về phương hướng và quy mô phát triển, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh;

– Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu khoa học ứng dụng và những vấn đề về sân khấu, điện ảnh; các ngành, chuyên ngành do Trường đào tạo góp phần xây dựng một nền sân khấu, điện ảnh Việt Nam phù hợp với phương hướng, đường lối văn nghệ của Đảng và Nhà nước.

 

NHIỆM VỤ

  1. Nghiên cứu khoa học cơ bản

– Nghiên cứu lý luận cơ bản các ngành sân khấu, điện ảnh và các ngành nghệ thuật khác do Trường đào tạo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sáng tác và đào tạo;

– Nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình của các nước trên thế giới.

  1. Nghiên cứu khoa học ứng dụng 

– Nghiên cứu các di sản, các thành tựu mới và các vấn đề có tính cấp bách của sân khấu, điện ảnh Việt Nam để ứng dụng trong công tác đào tạo;

– Khai thác, sưu tầm, lưu trữ các tài liệu, di sản vật thể và phi vật thể về sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo;

– Kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, sách chuyên ngành phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho các chuyên ngành Trường đào tạo ở tất cả các trình độ;

– Hàng năm xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của Viện, tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động và người học đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp;

– Tổ chức thực hiện, nghiệm thu, quản lý, lưu trữ đề tài nghiên cứu khoa học các cấp;

– Xuất bản và phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện;

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cấp Viện. Mở rộng mối quan hệ trong nghiên cứu khoa học với các nước trong khu vực và trên thế giới;

– Chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Viện;

– Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Viện;

– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Viện;

– Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng giao.

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.