Lý luận và phê bình sân khấu

Tên ngành đào tạo

: Lý luận và phê bình sân khấu 

Tên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Theatre theory and criticism

Mã ngành

: 52210221

Trình độ đào tạo

: Đại học

Hình thức đào tạo

: Chính quy

 

LÝ LUẬN VÀ PHÊ BÌNH SÂN KHẤU

Bạn yêu thích văn học, yêu thích sân khấu? Bạn muốn có được những bài viết hay và đúng về một tiểu phẩm, vở diễn sân khấu hoặc chân dung nghệ sĩ nào đó? Và bạn có thể làm các công việc của một biên tập viên, phóng viên tại các toà soạn báo, tạp chí; biên tập cho các nhà hát, đoàn nghệ thuật, các chương trình của đài truyền hình, các công ty truyền thông, quảng cáo? Bạn muốn trở thành nhà nghiên cứu sân khấu tại các Viện nghiên cứu sân khấu? Hãy đăng ký chuyên ngành Lý luận phê bình sân khấu.

 

  1. Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Lý luận phê bình sân khấu được tổ chức như sau:

        Năm 1:

       Sinh viên được cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá một kịch bản, một vở diễn, sáng tạo của diễn viên đối với vai kịch mình đóng, nghiên cứu chân dung của một nghệ sĩ sân khấu, những tiêu chuẩn cơ bản thể hiện tính chuyên nghiệp của nghiệp vụ phê bình. Sinh viên được hướng dẫn các bước để có thể viết một bài lý luận phê bình kịch bản sân khấu hiện đại, vở diễn sân khấu hiện đại. Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên được học những kiến thức bổ trợ khác như: triết học, văn học, lịch sử sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, sáng tác kịch bản sân khấu, v.v…

        Trong quá trình học, sinh viên được hướng dẫn đi xem thực tế các vở diễn sân khấu hiện đại tại các đơn vị nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội để có chất liệu viết bài các bài tập thực hành trên.

        Năm 2:

        Sinh viên thực hành viết bài lý luận phê bình kịch bản sân khấu cổ điển, vở diễn được dàn dựng từ các kịch bản sân khấu cổ điển; bài viết tìm hiểu các thành phần sáng tạo khác (như: thiết kế mỹ thuật, âm nhạc, hóa trang, phục trang, âm thanh, ánh sáng sân khấu, múa, v.v…) đã tham gia để hoàn thiện một vở diễn sân khấu như thế nào? Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên được học những kiến thức bổ trợ khác như: tâm lý học, nghệ thuật tạo hình, lý luận kịch, sáng tác kịch bản sân khấu, v.v…

        Năm 3:

        Sinh viên được hướng dẫn thực hành để có thể viết được những bài lý luận phê bình kịch bản sân khấu đề tài lịch sử, vở diễn sân khấu đề tài lịch sử. Sinh viên biết cách tìm hiểu về nghệ thuật diễn xuất của diễn viên trên sân khấu và viết bài thực hành phê bình nghệ thuật diễn xuất của diễn viên trong những vở kịch khác nhau.  Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên được học những kiến thức bổ trợ khác như: mỹ học, phương pháp sân khấu truyền thống, nghệ thuật đạo diễn, nghiệp vụ báo chí, v.v…

         Năm 4:

        Sinh viên được hướng dẫn để viết bài chân dung nghệ sĩ (như bộ mặt, phong cách, sự nghiệp sáng tác, một số tác phẩm, vai diễn điển hình, những cống hiến của nghệ sĩ cho ngành và cho xã hội,v.v…). Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu, sinh viên được học những kiến thức bổ trợ khác như: triết học phương Đông, nghiệp vụ biên tập, v.v…

        Học kỳ cuối cùng, sinh viên được hướng dẫn để có thể viết được công trình nghiên cứu về một vấn đề nào của sân khấu, có độ dài từ 50-70 trang.

       Trong năm học này, sinh viên được thực tập tại các đơn vị nghệ thuật, các nhà hát, tòa soạn báo, đài truyền hình, các viện nghiên cứu về các công việc của một biên tập viên, phóng viên, nghiên cứu viên, v.v… để chuẩn bị cho công việc sau khi tốt nghiệp. Những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc có thể được học tập ở bậc học cao hơn (Thạc sĩ).

  1. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
  2. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc phóng viên, biên tập viên tại các toà soạn báo, tạp chí; nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; tại các công ty truyền thông, quảng cáo.
  3. Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.

III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

  1. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Lý luận và phê bình sân khấu, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật sân khấu tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  2. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  1. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

– B.Gielejnhiacov (2001), Màu sắc và tương phản, Viện Điện ảnh Quốc gia S.A.Gerasimov (VGIK).

– A. Pô Pốp (1982), Vở diễn và đạo diễn, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

– Becton Brech (1983), Bàn về sân khấu tự sự, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

– Mikhôenxơ (1977), Lao động diễn viên, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

– B.E.Dakhava (1982), Nghệ thuật diễn viên, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

– Odette Aslan (1982), Người diễn viên thế kỷ XX, Viện Nghiên cứu Sân khấu.

– Kneben (2005), Phân tích hành động vở và vai kịch (Nguyễn Nam dịch), Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

– G.Topxtonogop (1971), Bàn về nghệ thuật đạo diễn tập 1, tập 2. Ban Học tập, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

– Ian Mc Grat (2000), Người bao quát tầm nhìn, (Nguyễn Đình Thi dịch), Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

– Arittôt (1964), Nghệ thuật thi ca, NXB Văn hóa nghệ thuật Hà Nội

– Akhơlôkôp (1970), Hình tượng nghệ thuật của vở diễn (tập 1), Hội nghệ sĩ sân khấu dịch và phát hành, tài liệu nội bộ

– V.Lodimirov,s (1972), Hành động trong kịch, Iskusstvo

– M.IA.Pôliakôp (2000), Về nghệ thuật sân khấu, Hãng thông tấn quốc tế xuất bản AD &T, Matxcơva

– V.I. Leenin (1956), Bàn về văn hóa nghệ thuật, NXB Matxcơva.

 

TUYỂN SINH

(Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: http://skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I . Đi tượng và điu kin d thi

  1. Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
  2. Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

II. H sơ đăng ký d thi

  1. Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào các ngành / chuyên ngành đào tạo chính quy của trường, theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi.
  2. Thí sinh thi khối S có thể đăng ký dự thi nhiều ngành / chuyên ngành để lựa chọn. Ở vòng sơ tuyển, nếu điều kiện thời gian cho phép, thí sinh có thể dự thi các ngành / chuyên ngành đã đăng ký. Nhưng ở vòng chung tuyển, thí sinh chỉ được chọn dự thi ở một ngành / chuyên ngành.
  3. Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường (không nộp qua bưu điện).

 

III. Thể thức thi tuyển và môn thi

  1. Vòng Sơ tuyển:

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật.

  1. Vòng Chung tuyển:

– Môn 1: Xem băng hình vở diễn và viết bài phân tích vở diễn.

– Môn 2: Vấn đáp về năng khiếu cảm thụ tác phẩm sân khấu, hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật và sân khấu.

– Môn 3:  Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT trở lên.