Chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh

 

Tên chuyên ngành đào tạo

: Đạo diễn điện ảnh

Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Film directing

Tên ngành đào tạo

: Đạo diễn điện ảnh – truyền hình

Tên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Film and television directing

Mã ngành

: 52210235

Trình độ đào tạo

: Đại học

Hình thức đào tạo

: Chính quy

 

ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH

Bạn có muốn kể những câu chuyện theo cách của riêng mình? Bạn có muốn trở thành đạo diễn – người quyền lực nhất trong đoàn làm phim? Chuyên ngành Đạo diễn Điện ảnh dành cho những người có hoài bão lớn như bạn.

I.Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Đạo diễn Điện ảnh được tổ chức như sau:

Năm 1: Sinh viên được cung cấp kiến thức về ngôn ngữ điện ảnh; được hướng dẫn kỹ năng phân cảnh từ kịch bản thành cảnh quay và thực hiện bài tập quan sát trên máy quay video.

Năm 2: Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng dàn cảnh trên trường quay và kỹ năng chỉ đạo diễn xuất; thực hành làm phim ngắn không lời.

Năm 3: Sinh viên được hướng dẫn làm phim ngắn có âm thanh và phim tài liệu ngắn. Ngoài ra sinh viên được hướng dẫn làm phim phóng sự và phim quảng cáo.

Năm 4: Sinh viên được hướng dẫn làm phim ngắn thể nghiệm và phim ngắn tốt nghiệp.

  1. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
  2. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc của trợ lý đạo diễn, phó đạo diễn và đạo diễn phim điện ảnh và truyền hình tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các đơn vị làm phim trực thuộc các bộ, ngành trong cả nước, các đài truyền hình trung ương và địa phương, các công ty truyền thông, quảng cáo.
  3. Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình.
  4. Làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Sân khấu – Điện ảnh và các viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật; tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo điện ảnh – truyền hình trong cả nước.

III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

  1. Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật điện ảnh – truyền hình tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  2. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  3. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

– Lê Thế Nghiệp dịch (1995), Phim ngắn khảo sát thể loại và vai trò phim ngắn trong việc đào tạo những nhà làm phim tương lai, Quyển 1, Bộ Văn hóa – Thông tin, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

– Nguyễn Thị Nga dịch (1995), Phim ngắn khảo sát thể loại và vai trò phim ngắn trong việc đào tạo những nhà làm phim tương lai, Quyển 2, Bộ Văn hóa – Thông tin, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

– Jean-Marc Rudnicki; Trần Ngọc Bích dịch (2006), Cách viết kịch bản phim ngắn, Hội Điện ảnh Việt Nam

Frédéric Plas, Phạm Thị Hoa dịch (2004), Làm phim đầu tay, Hội Điện ảnh Việt Nam

– Sydfield; Nguyễn Lệ Chi dịch (2004), Kim chỉ nam giải quyết những vấn đề khó cho các nhà biên kịch điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

– Tom Holden, Paul Lucey, Donald Richie (2006), Tài liệu biên kịch, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

– Laurent Tirard; Hải Linh, Việt Linh dịch (2007), 20 bài học điện ảnh, Nxb Văn hóa Sài Gòn

– Zđan (2004), Nguyên lý cơ bản về điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

– Vích-to Sklôp-xki; Vương Trí Nhàn, Ngân Giang dịch (1987), Xéc-gây Ây-den-xtanh, Nxb Cầu vồng

– Neil Everton, Làm tin – phóng sự truyền hình.

– David Bordwell, Kristin Thompson (2009), Film History.

– David Thomson; Thanh Hương, Kim Dung, Hiền Lương, Thế Hùng dịch (2006), Lịch sử điện ảnh thế giới, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

– Evan S.Smith (1999), Writing Television Sitcoms, A Perigee Book

– Andrew Davies (2003), Teach yourself Screenwriting

– Jean Mitry (2001), Esthétique et psychologie du cinéma, Éditions Du Cerf.

– Billy Mernit, Writing the romantic comedy, HarperResource

– Michael Haugf (2002), Writing screenplays that sell, Harper Collins

– Sheldon Hsiao – Peng Lu, Transnational Chinese cinemas, University of Hawai’i Press

– John Nguyet Erni & Siew Keng Chua, Asian media studies, Backwell

– John Hill (1986), Sex, Class and Realism, Bfi books

– Jerry Rannow (1999), Writing television comedy, Allworth Press

– Marilyn Webber (2005), Television scriptwriting the writer’s road map, GGC publishing

– James Mendrinos (2004), The complete idiot’s guide to comedy writing, Alpha

– Larry Brody (2003), Television writing from the inside out: Your channel to success, Applause theatre & cinema books

– Andrew Horton (2000), Laughing out loud writing the comedy-centered screenplay, University of California Press Berkeley 94720

– Stuart Voytilla and Scott Petri (2003), Writing the comedy film make ‘em laugh, Michael Wiese Productions

– Gene Perret (1982), Comedy writing step by step, Samuel French

– Billy Mernit (1990), Writing the romantic comedy, Harper Collins

 

TUYỂN SINH

(Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: http://skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . Đi tượng và điu kin d thi

  1. Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
  2. Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

II. H sơ đăng ký d thi

  1. Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào các ngành / chuyên ngành đào tạo chính quy của trường, theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi.
  2. Thí sinh thi khối S có thể đăng ký dự thi nhiều ngành / chuyên ngành để lựa chọn. Ở vòng sơ tuyển, nếu điều kiện thời gian cho phép, thí sinh có thể dự thi các ngành / chuyên ngành đã đăng ký. Nhưng ở vòng chung tuyển, thí sinh chỉ được chọn dự thi ở một ngành / chuyên ngành.
  3. Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường (không nộp qua bưu điện).

 

III. Thể thức thi tuyển và môn thi

  1. Vòng Sơ tuyển:

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật.

  1. Vòng Chung tuyển:

– Môn 1: Xem phim, viết bài phân tích phim.

– Môn 2: Vấn đáp dựng ảnh liên hoàn theo chủ đề tự chọn và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thi.

– Môn 3:  Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT trở lên.