Chuyên ngành Lý luận, lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình

Tên ngành đào tạo

: Lý luận, lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình

Tên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Film and television theory and criticism

Mã ngành

: 52210231

Trình độ đào tạo

: Đại học

Hình thức đào tạo

: Chính quy

 

LÝ LUẬN, LỊCH SỬ VÀ PHÊ BÌNH ĐIỆN ẢNH – TRUYỀN HÌNH

I.Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Lý luận Phê bình Điện ảnh được tổ chức như sau:

Năm 1: Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về Điện ảnh học, Lịch sử điện ảnh, được hướng dẫn kỹ năng phân tích phim theo chủ đề; viết bài giới thiệu phim và bài phê bình phim.

Năm 2: Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng viết các loại bài tổng hợp và bài phê bình phim theo từng vấn đề nghệ thuật.

Năm 3: Sinh viên được hướng dẫn viết bài phê bình phim ở trình độ cao; viết bài chuyên khảo về tác giả, về phong cách và khuynh hướng nghệ thuật trong phim. Ngoài ra sinh viên được học biên tập phim và biên tập báo chí.

Năm 4: Sinh viên được hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp viết khóa luận và viết luận văn tốt nghiệp.

  1. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
  2. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc nghiên cứu nghệ thuật điện ảnh tại Viện Sân khấu – Điện ảnh; chuyên viên phụ trách về điện ảnh tại các cục, vụ, viện lưu trữ phim; biên tập viên, phóng viên tại các toà soạn báo, tạp chí; tham gia vào quá trình sản xuất trong các đơn vị, công ty thuộc lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, truyền thông; biên tập phim của các hãng phim, đài truyền hình, các công ty truyền thông, quảng cáo.
  3. Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông.
  4. Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo điện ảnh – truyền hình trong cả nước.
  5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
  6. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật điện ảnh – truyền hình (không cần học bổ sung kiến thức) tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  7. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

– Timothy Corrigan (2011), Hướng dẫn viết về phim (Short guide to writing about film); Nxb Tri thức và Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam & Dự án quỹ Ford, Hà Nội.

– David Bordwell, Kristin Thompson (2008), Nghệ thuật điện ảnh (Film Art – Đại học Winconsin Madison, Hoa Kỳ); Nxb Giáo dục, Hà Nội.

– Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim(Film Studies); NXB Tri thức và Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam & Dự án quỹ Ford, Hà Nội.

– Mác xen Mác tanh (Nguyễn Hậu dịch) (1984), Ngôn ngữ điện ảnh (Nxb Nghệ thuật Mat-xcơ va), Cục Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội.

– David Bordwell, Kristine Thompson (2008), Lịch sử điện ảnh thế giới 1,2 (Film history- Đại học Winconsin Madison, Hoa Kỳ); Nxb Giáo dục, Hà Nội.

– Georges Sadoul (1987), Lịch sử điện ảnh thế giới(Histoire du cinema), Nxb Ngoại Văn và Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

– I. Teplix (1978), Lịch sử điện ảnh thế giới (3 tập) ; NXB Văn hóa, Hà Nội.

– Minh Tùng, Phương Lan, Vinh Sơn biên soạn (2011), Từ vựng điện ảnh Anh – Pháp – Việt, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

 

TUYỂN SINH

(Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: http://skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . Đi tượng và điu kin d thi

  1. Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
  2. Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

II. H sơ đăng ký d thi

  1. Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào các ngành / chuyên ngành đào tạo chính quy của trường, theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi.
  2. Thí sinh thi khối S có thể đăng ký dự thi nhiều ngành / chuyên ngành để lựa chọn. Ở vòng sơ tuyển, nếu điều kiện thời gian cho phép, thí sinh có thể dự thi các ngành / chuyên ngành đã đăng ký. Nhưng ở vòng chung tuyển, thí sinh chỉ được chọn dự thi ở một ngành / chuyên ngành.
  3. Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường (không nộp qua bưu điện).

 

III. Thể thức thi tuyển và môn thi

  1. Vòng Sơ tuyển:

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật.

  1. Vòng Chung tuyển:

– Môn 1: Xem phim, viết bài phân tích phim.

– Môn 2: Vấn đáp về những hiểu biết về nghệ thuật điện ảnh – truyền hình

– Môn 3:  Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT trở lên.