GIỚI THIỆU VỀ KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT

CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT

I – ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT

– Địa chỉ

: Tầng 3, Nhà A1 – Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

 

  Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

– Điện thoại

: 04.3764.8443

– Email

: tkmt@skda.edu.vn

II – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU CỦA KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT

TT

Họ và tên Bằng cấp chuyên môn Chức vụ, chức danh

1.

Vũ Đình Toán Cử nhân TKMT Sân khấu

Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu

Tiến sĩ Lý luận Lịch sử Sân khấu

Trưởng khoa, Giảng viên chính

2.

Nguyễn Nguyên Vũ Cử nhân TKMT Điện ảnh,

Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình

Phó trưởng khoa, Giảng viên

3.

Nguyễn Văn Chuyên Cử nhân Mỹ thuật

Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu

Giảng viên chính

4.

Nguyễn Quang Trung Cử nhân TKMT Phim hoạt hình

Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình

Giảng viên

5.

Lê Thế Anh Cử nhân TKMT Điện ảnh

Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình

Giảng viên

6.

Nguyễn Ngọc Tuấn Thạc sĩ Mỹ thuật Giảng viên

7.

Vũ Thanh Hùng Cử nhân Kỹ thuật, Nghệ thuật Điện ảnh

Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình

Giảng viên

8.

Lê Huyền Trang Cử nhân TKMT Phim hoạt hình

Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình

Giảng viên

9.

Đào Thị Thuỳ Cử nhân Diễn viên Kịch, ĐA – TH

Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu

Giảng viên

10.

Hoàng Duy Đông Cử nhân TKMT Sân khấu

Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu

Giảng viên

11.

Đinh Thị Hằng Cử nhân Thiết kế thời trang

Thạc sĩ Quản lý văn hóa

Giảng viên

12.

Trần Đức Minh Cử nhân TKMT Sân khấu

Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu

Giảng viên

13.

Hoàng Nhã Quỳnh Cử nhân TK Trang phục nghệ thuật

Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu

Giảng viên

14.

Đỗ Minh Đức Cử nhân Thiết kế Đồ họa kỹ xảo

Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình

Trợ giảng

15.

Trần Thị Anh Phương Cử nhân Nghệ thuật hóa trang Trợ giảng

III – CÁC NGÀNH / CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu (trong mã ngành Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh) Đại học
2. Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật điện ảnh (trong mã ngành Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh) Đại học
3. Chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật hoạt hình (trong mã ngành Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh) Đại học
4. Chuyên ngành Thiết kế trang phục nghệ thuật (trong mã ngành Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh) Đại học
5. Chuyên ngành Thiết kế đồ họa kỹ xảo (trong mã ngành Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh) Đại học
6. Chuyên ngành Nghệ thuật Hóa trang (trong mã ngành Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh) Đại học

IV – GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT

1. GIỚI THIỆU

Khoa Thiết kế mỹ thuật được thành lập năm 1980, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Thế hệ giảng viên đầu tiên đặt nền móng cho khoa là những hoạ sĩ có uy tín trong ngành như: Đường Tài, Bùi Huy Hiếu, Nguyễn Hồng, Ngô Mạnh Lân, Mai Long, Đào Đức, Phùng Huy Bính, Nguyễn Tiến Lưu, Nguyễn An Định, Nguyễn Hữu Ngọc, Đinh Quý Thêm, Chu Thơm, Lê Tuyết Nhung… nhiều người trong số họ được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường đại học nước ngoài.

Với mục tiêu đào tạo các hoạ sĩ thiết kế chuyên nghiệp tại Việt Nam, chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu đào tạo các hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật cho các vở diễn sân khấu (bối cảnh, trang phục, đạo cụ, quảng cáo); chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật điện ảnh đào tạo các hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật cho phim truyện và truyền hình (bối cảnh, trang phục, đạo cụ, quảng cáo); chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật phim hoạt hình đào tạo các hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật chính cho phim hoạt hình (tạo hình nhân vật, phông nền, quảng cáo phim hoạt hình).

Chuyên ngành Thiết kế trang phục nghệ thuật nhằm tạo ra đội ngũ hoạ sĩ chuyên nghiệp thiết kế mẫu trang phục cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhân vật vở diễn sân khấu, trang phục cho các nhân vật phim truyện – truyền hình và thiết kế thời trang.

Trong suốt quá trình đào tạo, Khoa Thiết kế mỹ thuật thường xuyên tổ chức các đợt thi tuyển nhằm chọn ra những sinh viên xuất sắc để đào tạo nâng cao trong nước và cử đi đào tạo tại các trường nghệ thuật nổi tiếng ở nước ngoài. Đây sẽ là đội ngũ nghệ sĩ, cán bộ, giảng viên kế cận có trình độ lý luận và chuyên môn cao. Khoa thường xuyên kết hợp với các chuyên gia nước ngoài tổ chức các chuyên đề mở rộng về nghiệp vụ chuyên môn giúp sinh viên nắm bắt nhanh nhạy với tiến bộ khoa học kỹ thuật, văn hóa cũng như các xu hướng nghệ thuật đương đại trên thế giới.

Khoa Thiết kế mỹ thuật còn có đội ngũ giảng viên trẻ được đào tạo từ Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và các trường nước ngoài về đồ họa kỹ xảo, đảm trách các phòng học đồ họa vi tính, đáp ứng tất cả các nhu cầu về thiết kế, kỹ xảo và hậu kỳ cho hai ngành sân khấu và điện ảnh. Sinh viên của khoa sau khi tốt nghiệp không chỉ có khả năng hoạt động đúng chuyên ngành tại các nhà hát, hãng phim, đài truyền hình, hãng phim hoạt hình mà còn đầy đủ khả năng hoạt động chuyên môn tại các hãng, công ty quảng cáo, thiết kế tạo mẫu và các hãng, trung tâm thời trang.

Trong tương lai, quy mô đào tạo của Khoa sẽ được mở rộng thêm các chuyên ngành như Hóa trang, làm đẹp và Người mẫu thời trang. Khoa đang xây dựng dự án thành lập Xưởng chế tác bối cảnh, đạo cụ và trang phục để đáp ứng nhu cầu sản xuất chương trình của các nhà hát và hãng phim trong nước.

 

2. CHỨC NĂNG

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và sáng tác biểu diễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa.

 

3. NHIỆM VỤ

– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa, tham gia hội đồng tuyển chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức, người lao động và người học;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động thuộc Khoa;

– Quản lý toàn diện viên chức, người lao động và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhậpquốc tế;

– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp Khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;

– Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, HSSV trên giảng đường, hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp. Duy trì sinh hoạt, kiểm điểm cuối học kỳ, cuối năm của các lớp trong Khoa;

– Quản lý kết quả học tập: điểm, bài thi các môn học, bài tốt nghiệp của các lớp. Công khai điểm thi, điểm chuyên cần của HSSV thuộc Khoa;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với HSSV đúng quy định và đúng kế hoạch;

– Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;

– Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn, quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;

– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

– Tổ chức các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo đúng quy định;

– Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

– Quản lý, tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định cơ sở vật chất trong phạm vi của Khoa;

– Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Khoa;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.