GIẢNG VIÊN KHOA NHIẾP ẢNH
I – ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ KHOA NHIẾP ẢNH
Địa chỉ: | Tầng 5, Nhà A1, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội |
Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội | |
Điện thoại: | 024.3764.8632 |
Email: | khoanhiepanh@skda.edu.vn |
II – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU CỦA KHOA NHIẾP ẢNH
TT | Họ và tên | Bắng cấp chuyên môn | Chức vụ, chức danh |
1 | Phan Thị Phương Hiền | Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình;
Nghệ sĩ nhiếp ảnh. |
Trưởng khoa;
Trưởng bộ môn NANT; Giảng viên. |
2 | Phạm Bích Diệp | Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình;
Nghệ sĩ nhiếp ảnh. |
Phó trưởng khoa; Giảng viên. |
3 | Ngô Lê Quỳnh | Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình. | Giảng viên, trợ lý |
4 | Lê Minh Yến | Thạc sĩ Báo chí;
Nghệ sĩ nhiếp ảnh. |
Trưởng bộ môn NABC và NATTĐPT; Giảng viên |
5 | Đồng Văn Hiếu
|
Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình;
Nghệ sĩ nhiếp ảnh. |
Giảng viên |
6 | Lê Khánh Hiệp | Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình. | Giảng viên |
7 | Đinh Hải Phong | Cử nhân Quay phim truyền hình | Trợ giảng |
8 | Bùi Nguyễn Hải Yến | Cử nhân nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện | Trợ giảng |
III – CÁC NGÀNH / CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
IV – GIỚI THIỆU KHOA NHIẾP ẢNH
Khoa Nhiếp ảnh trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là cơ sở đào tạo uy tín và có bề dày lịch sử, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Năm 1998, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tiến hành đào tạo khóa Nhiếp ảnh đầu tiên với trình độ cao đẳng. Năm 2005, Khoa Nhiếp ảnh được thành lập với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nhiếp ảnh. Các thế hệ giảng viên của Khoa Nhiếp ảnh là nghệ sỹ nhiếp ảnh, những nhà báo, nhà quay phim, các giảng viên trong và ngoài trường cùng tham gia giảng dạy.
Đến nay, Khoa Nhiếp ảnh, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là cơ sở đào tạo hàng đầu về nhiếp ảnh ở bậc đại học, hệ chính quy. Trong suốt những năm vừa qua, Khoa Nhiếp ảnh đã nỗ lực không ngừng đào tạo ra các nghệ sỹ nhiếp ảnh, các nhà báo, chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, các nhiếp ảnh gia trong lĩnh vực thời trang, quảng cáo với trình độ chuyên môn cao góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền nhiếp ảnh Việt Nam. Các thế hệ sinh viên ra trường hiện đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực như, sáng tạo nhiếp ảnh nghệ thuật, triển lãm, công tác tại các cơ quan báo chí, truyền hình, cơ quan quản lý văn hoá, giảng viên các trường đại học, phụ trách về nhiếp ảnh, chuyên gia truyền thông tại các đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước… được các cơ quan, đoàn thể đánh giá cao về mặt chuyên môn.
Hằng năm, Khoa Nhiếp ảnh đều tổ chức nhiều hoạt động đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp như hợp tác và trao đổi khoa học với các chuyên gia nước ngoài và trong nước, tổ chức triển lãm ảnh sinh viên, thực tế dã ngoại, thực tập làm việc tại các tòa soạn báo chí…
Để phục vụ hoạt động đào tạo chuyên môn của ngành học, Khoa Nhiếp ảnh đã được nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như phòng chụp nội, phòng in tráng phim, phòng máy tính chuyên ngành, phòng chiếu, và máy ảnh, ống kính chuyên nghiệp hiện đại nhất hiện nay…
Đến nay, Khoa Nhiếp ảnh đào tạo ở 3 chuyên ngành: Nhiếp ảnh nghệ thuật, Nhiếp ảnh báo chí và Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện với nội dung giảng dạy luôn cập nhật để phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu từ thực tiễn, thu hút được rất nhiều thí sinh tham gia thi tuyển.
Sinh viên khoa Nhiếp ảnh được học tập trong môi trường nghệ thuật giàu học thuật, năng động, sáng tạo. Nhiều sinh viên đã ghi được những dấu ấn cá nhân tích cực trong hoạt động chuyên môn ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên, cựu sinh viên dành được nhiều giải thưởng ở các cuộc nhiếp ảnh uy tín trong nước và quốc tế tiếp tục làm vẻ vang và ngày càng khẳng định thêm chất lượng đào tạo của Khoa Nhiếp ảnh.
Khoa Nhiếp ảnh luôn tự hào đơn vị hàng đầu trong việc đào tạo nhân lực nhiếp ảnh chất lượng cao của cả nước. Đây vẫn sẽ là đích hướng tới của những tài năng nhiếp ảnh.
1. CHUYÊN NGÀNH NHIẾP ẢNH NGHỆ THUẬT
Tên chuyên ngành đào tạo: Nhiếp ảnh nghệ thuật
Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh): Photography for the Arts
Tên ngành đào tạo: Nhiếp ảnh
Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): Photography
Mã ngành: 7210301A
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy
Mục tiêu của chương trình cử nhân Nhiếp ảnh nghệ thuật
Chương trình đào tạo được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm trang bị cho người học khối kiến thức nền tảng về Nhiếp ảnh nghệ thuật, trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp để sinh viên hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, kiến thức chuyên sâu về nhiếp ảnh nghệ thuật, cũng như các kỹ năng cơ bản để đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Để đạt được mục tiêu này, chương trình đào tạo tập trung vào các nội dung sau:
– Sinh viên được cung cấp những kiến thức về lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam và thế giới, lịch sử triết học, tâm lý học, lịch sử văn minh thế giới, lịch sử nhiếp ảnh, kỹ thuật nhiếp ảnh, hậu kỳ nhiếp ảnh, thiết kế ấn phẩm truyền thông, nghiệp vụ báo chí, nhiếp ảnh cơ bản, lý luận phê bình, biên tập ảnh, nhiếp ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh sản phẩm và thời trang, hậu kỳ nhiếp ảnh, quảng cáo, nhiếp ảnh nghệ thuật.
– Sinh viên được trang bị những kỹ năng xây dựng và thực hiện các đề tài nhiếp ảnh theo các phương pháp của thể loại, thực tập tại các cơ quan, tổ chức hoạt động chuyên môn và hoàn thành bài tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Nhiếp ảnh nghệ thuật sẽ có nhiều cơ hội làm việc đa dạng như:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đảm nhận công việc chính là sáng tác ảnh nghệ thuật, ảnh thời trang, quảng cáo… đồng thời cũng có thể thực hiện công việc của phóng viên, biên tập, thiết kế các sản phẩm liên quan đến hình ảnh.
Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh, công việc về hình ảnh trong lĩnh vực truyền thông. Tham gia công tác quản lý, nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành ở các trường, trung tâm đào tạo nhiếp ảnh trong cả nước.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
– Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các kiến thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.
– Học chuyển đổi sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường đại học liên quan.
Sinh viên có khả năng tiếp tục học ở bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) ngành Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình, Lý luận và lịch sử Điện ảnh – Truyền hình.
2. CHUYÊN NGÀNH NHIẾP ẢNH BÁO CHÍ
Tên chuyên ngành đào tạo: Nhiếp ảnh báo chí
Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh): Photography for Media
Tên ngành đào tạo: Nhiếp ảnh
Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): Photography
Mã ngành: 7210301B
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy
Mục tiêu của chương trình cử nhân Nhiếp ảnh báo chí
Mục tiêu của chương trình cử nhân Nhiếp ảnh báo chí là đào tạo những người làm báo ảnh có nhân cách, đạo đức nghề nghiệp và năng lực cao trong lĩnh vực nhiếp ảnh báo chí, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.
Để đạt được mục tiêu này, chương trình đào tạo tập trung vào các nội dung sau:
Trang bị cho người học kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật, nhiếp ảnh, báo chí và truyền thông đa phương tiện.
Phát triển đa kỹ năng cho người học, bao gồm: kỹ năng sáng tạo ảnh báo chí, viết báo, quay phim, dựng phim, biên tập, sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện…dưới sự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Tăng cường kỹ năng mềm, bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Nhiếp ảnh báo chí sẽ có nhiều cơ hội làm việc đa dạng như:
Làm phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn báo chí, bao gồm cơ quan báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử;
Làm chuyên viên trong các cơ quan tư tưởng, văn hóa của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội có liên quan đến báo chí – truyền thông hoặc thư ký tổng hợp, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí;
Làm nhân viên nghiệp vụ truyền thông – PR, như các trang tin điện tử, trang tin tổng hợp, tờ tin, bản tin, đài truyền thanh, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí…
Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí – truyền thông, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí;
Ngoài ra, người được đào tạo còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến báo chí – truyền thông như: các cơ quan văn hoá – tư tưởng; các cơ quan, tổ chức truyền thông và quan hệ công chúng; các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp trong hệ thống chính trị nước ta.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
– Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các kiến thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.
– Học chuyển đổi sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường đại học liên quan.
Sinh viên có khả năng tiếp tục học ở bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) ngành Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình, Lý luận và lịch sử Điện ảnh – Truyền hình
3. CHUYÊN NGÀNH NHIẾP ẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Tên chuyên ngành đào tạo: Nhiếp ảnh Truyền thông đa phương tiện
Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh) : Photography for Multimedia
Tên ngành đào tạo: Nhiếp ảnh
Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): Photography
Mã ngành: 7210301C
Trình độ đào tạo: Đại học
Hình thức đào tạo: Chính quy
Mục tiêu của chương trình cử nhân Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện
Mục tiêu của chương trình cử nhân Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện là đào tạo những người làm truyền thông tử tế và giỏi nghề, đáp ứng hiệu quả thực tiễn xã hội.
Để đạt được mục tiêu này, chương trình đào tạo tập trung vào các nội dung sau:
Trang bị cho người học kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật, nhiếp ảnh, báo chí, truyền thông đa phương tiện và maketing.
Phát triển đa kỹ năng cho người học, bao gồm: kỹ năng sáng tạo ảnh thương mại, viết nội dung truyền thông, quay phim, dựng phim, sản xuất tác phẩm truyền thông đa phương tiện… dưới sự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Tăng cường kỹ năng mềm, bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện sẽ có nhiều cơ hội làm việc đa dạng như:
Chuyên viên truyền thông; hoặc thực hiện cùng lúc nhiều kĩ năng cho hoạt động truyền thông – báo chí;
Cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ truyền thông, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý truyền thông;
Khả năng làm phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí; các trang thông tin của cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; các tập đoàn; công ty truyền thông…;
Làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, làm nhà sáng tạo nội dung… trên các nền tảng số.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
– Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các kiến thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.
– Học chuyển đổi sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường đại học liên quan.
Sinh viên có khả năng tiếp tục học ở bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) ngành Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình, Lý luận và lịch sử Điện ảnh – Truyền hình.