Giới thiệu Khoa Truyền hình

GIẢNG VIÊN KHOA TRUYỀN HÌNH

 

I – ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ KHOA TRUYỀN HÌNH

– Địa chỉ

: Tầng 1, Nhà C2 – Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

 

  Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

– Điện thoại

:

– Email

: th@skda.edu.vn

II – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU CỦA KHOA TRUYỀN HÌNH

TT Họ và tên Bằng cấp chuyên môn Chức vụ, chức danh
1 Đậu Nhật Minh Thạc sĩ Báo chí Phó trưởng khoa, Giảng viên
2 Kiều Phúc An Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình Trợ lý khoa
3 Bùi Huy Hoàng Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình Kỹ thuật viên
4 Nguyễn Thị Như Quỳnh Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình Giảng viên
5 Lê Vân Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình Giảng viên
6 Nguyễn Thị Li La Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình Giảng viên
7 Dương Hồng Vinh Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình Giảng viên
8 Hoàng Duy Linh Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình Trợ giảng
9 Mai Quốc Anh Tú Cử nhân Biên tập truyền hình Trợ giảng

III – CÁC NGÀNH / CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Chuyên ngành Đạo diễn truyền hình (trong mã ngành Đạo diễn điện ảnh – truyền hình) Đại học
2. Chuyên ngành Quay phim truyền hình (trong mã ngành Quay phim) Đại học
3. Chuyên ngành Biên tập truyền hình (trong mã ngành Biên kịch điện ảnh – truyền hình) Đại học
4. Đạo diễn, sản xuất nội dung số Đại học

 IV – GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA TRUYỀN HÌNH

1. GIỚI THIỆU

Khoa Truyền hình được thành lập ngày 23/9/2004 theo Quyết định số 85/2004/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Khoa Truyền hình chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào tháng 7/2005. Với chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập…, Khoa Truyền hình đã và đang là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực truyền hình trong cả nước. Hiện nay, khoa đang đào tạo ba chuyên ngành trình độ đại học chính quy là: Đạo diễn truyền hình, Biên tập truyền hình và Quay phim truyền hình.

Truyền hình luôn được biết đến là một ngành yêu cầu ý thức kỷ luật cao và đòi hỏi những khả năng thực sự trong công việc. Khoa Truyền hình cam kết trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực truyền hình và các kỹ năng cơ bản, giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề của xã hội để phản ánh trong tác phẩm truyền hình, đồng thời luôn theo kịp sự phát triển của công nghệ hiện đại. Chương trình đào tạo của Khoa cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng, cơ bản và toàn diện về nghiệp vụ báo chí, báo hình, các kỹ năng thực hành làm các chương trình truyền hình (tọa đàm, phỏng vấn, showgame…), các thể loại phim (phim truyện, phim tài liệu, phóng sự, phim ca nhạc…). Tác phẩm truyền hình luôn có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo sự ảnh hưởng nhanh và mạnh trong dư luận xã hội. Do đó, Khoa Truyền hình luôn tạo những điều kiện tốt nhất để sinh viên phát huy năng lực sáng tạo của bản thân trong học tập và nghiên cứu khoa học, song song với việc rèn luyện về tư cách đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật để có thể thích ứng với môi trường làm việc áp lực cao.

Đội ngũ giảng viên của Khoa là các nghệ sĩ ưu tú, biên tập viên, nhà báo uy tín, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh và truyền hình. Khoa được trang bị những thiết bị kỹ thuật hiện đại, giúp sinh viên có điều kiện thực hành. Dưới sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình của giảng viên, sinh viên các chuyên ngành của Khoa luôn có ý thức nỗ lực tự thân, tìm tòi, khám phá, cập nhật những kiến thức về chuyên môn và khoa học kỹ thuật.

Những phim ngắn, phóng sự bài tập, tốt nghiệp của hai chuyên ngành Đạo diễn truyền hình và Quay phim truyền hình đề cập đến những đề tài phong phú với ý tưởng sáng tạo cao. Nhiều sinh viên đã mạnh dạn thực hiện những vấn đề nóng của xã hội, hoặc những vấn đề mang đậm chất văn hóa truyền thống của dân tộc. Sinh viên luôn chịu khó tìm tòi, khám phá nhiều địa hình, phát hiện đối tượng điển hình để thể hiện khá sâu sắc trong tác phẩm với sự đam mê và thái độ nghiêm túc, nhiệt tình, thể hiện phẩm chất nhanh nhạy, năng lực sáng tạo cần thiết của người phóng viên, người làm báo hình. Một số phim, phóng sự do sinh viên thực hiện rất thành công, thể hiện mạnh mẽ sự dấn thân trong các đề tài khó, mang tính nhạy cảm.

Bắt đầu từ kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2013, Khoa tuyển sinh chuyên ngành Biên tập truyền hình nhằm phục vụ cho yêu cầu chuyên môn hoá ngày càng cao trong lĩnh vực truyền hình. Việc mở chuyên ngành Biên tập truyền hình đã góp phần giải quyết nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành truyền hình – truyền thông đang phát triển của đất nước. Sự đa dạng của các chuyên ngành và những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đã thể hiện sự đúng đắn trong định hướng đào tạo của Khoa Truyền hình. Phần lớn sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo và khẳng định được mình trong các đài truyền hình của trung ương và địa phương.

 

2. CHỨC NĂNG

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và sáng tác biểu diễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa.

 

3. NHIỆM VỤ

– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa, tham gia hội đồng tuyển chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức, người lao động và người học;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động thuộc Khoa;

– Quản lý toàn diện viên chức, người lao động và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhậpquốc tế;

– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp Khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;

– Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, HSSV trên giảng đường, hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp. Duy trì sinh hoạt, kiểm điểm cuối học kỳ, cuối năm của các lớp trong Khoa;

– Quản lý kết quả học tập: điểm, bài thi các môn học, bài tốt nghiệp của các lớp. Công khai điểm thi, điểm chuyên cần của HSSV thuộc Khoa;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với HSSV đúng quy định và đúng kế hoạch;

– Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;

– Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn, quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;

– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

– Tổ chức các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo đúng quy định;

– Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

– Quản lý, tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định cơ sở vật chất trong phạm vi của Khoa;

– Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Khoa;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.