Tên chuyên ngành đào tạo |
: Nhiếp ảnh báo chí |
Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh) |
: Press photographers |
Tên ngành đào tạo |
: Nhiếp ảnh |
Tên ngành đào tạo (tiếng Anh) |
: Photography |
Mã ngành |
: 52210301 |
Trình độ đào tạo |
: Đại học |
Hình thức đào tạo |
: Chính quy |
CHUYÊN NGÀNH NHIẾP ẢNH BÁO CHÍ
- Chương trình học:
Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Nhiếp ảnh báo chí được tổ chức như sau:
Năm 1:
Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh cơ bản, kỹ thuật chụp ảnh, lịch sử nhiếp ảnh thế giới, tổng quan ảnh báo chí, ảnh tin, ảnh tường thuật.
Năm 2:
Sinh viên được cung cấp những kiến thức về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam, nghiệp vụ báo chí, quay phim, hậu kì nhiếp ảnh và thể loại ảnh tài liệu và ảnh kí sự.
Năm 3:
Sinh viên được hướng dẫn thực hành thiết kế ấn phẩm truyền thông, lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới và Việt Nam, luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ báo chí, tiếng Việt thực hành, thể loại ảnh phóng sự ảnh và biên tập ảnh.
Năm 4:
Sinh viên được cung cấp kiến thức về lý luận phê bình nhiếp ảnh, nghiệp vụ báo chí, báo chí đa phương tiện và làm bài tốt nghiệp.
Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
– Làm phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn báo chí, bao gồm cơ quan báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử;
– Làm chuyên viên trong các cơ quan tư tưởng, văn hóa của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội có liên quan đến báo chí – truyền thông hoặc thư ký tổng hợp, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí;
– Làm nhân viên nghiệp vụ truyền thông – PR, như các trang tin điện tử, trang tin tổng hợp, tờ tin, bản tin, đài truyền thanh, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí…
– Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí – truyền thông, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí;
Ngoài ra, người được đào tạo còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến báo chí – truyền thông như: các cơ quan văn hoá – tư tưởng; các cơ quan, tổ chức truyền thông và quan hệ công chúng; các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp trong hệ thống chính trị nước ta.