CHUYÊN NGÀNH ĐẠO DIỄN, SẢN XUẤT NỘI DUNG SỐ

Tên chuyên ngành đào tạo : Đạo diễn, sản xuất nội dung số
Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh) : Director, digital content producer
Tên ngành đào tạo : Đạo diễn điện ảnh – truyền hình
Tên ngành đào tạo (tiếng Anh) : Film and television directing
Mã ngành : 7210235C
Trình độ đào tạo : Đại học
Hình thức đào tạo : Chính quy

 

ĐẠO DIỄN, SẢN XUẤT NỘI DUNG SỐ

Chuyên ngành Đạo diễn, sản xuất nội dung số cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn toàn diện, có khả năng xây dựng  các dự án truyền thông; thực hành sáng tạo và sản xuất tác phẩm cho môi trường truyền thông số từ xây dựng nội dung đến sản xuất và phát hành như: web drama, TVC, Viral; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề, đảm nhận được các vị trí như chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân trong lĩnh vực truyền thông tại các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

  1. Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Đạo diễn, sản xuất nội dung số được tổ chức như sau:

Năm 1:

Sinh viên được cung cấp những kiến thức chung về truyền thông, kỹ năng viết kịch bản nội dung số; trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nội dung số.

Năm 2:

Sinh viên được cung cấp kiến thức về quay phim; dựng phim; âm thanh nền tảng số; marketing nền tảng số; đạo diễn phim web drama.

Năm 3:

Sinh viên được hướng dẫn quy trình sản xuất nội dung số; sản xuất nội dung trên thiết bị số; quản trị dự án nền tảng số; đạo diễn TVC, Viral; Thiết kế đồ họa kỹ xảo; khai thác thông tin nội dung số.

Năm 4:

Tốt nghiệp.

Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn và nhiều cơ hội để thử sức trong các lĩnh vực và vị trí việc làm khác nhau của ngành truyền thông đa phương tiện và ngành giải trí. Cụ thể trong các cơ quan báo chí truyền thông, các tổ chức chính trị xã hội, các công ty quảng cáo, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về truyền thông, các tổ chức nghiên cứu và tư vấn về truyền thông hoặc có thể tự khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm truyền thông; sản xuất các sản phẩm mang tính giải trí (web drama).

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

  • Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các kiến thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.
  • Sinh viên có khả năng tiếp tục học ở bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) ngành Nghệ thuật điện ảnh – truyền hình, Lý luận và lịch sử điện ảnh – truyền hình …

Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

  1. Bruno Toussaint (2007), Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội.
  2. David Brodwell, Kristin Thompson, Nghệ thuật Điện ảnh, Nxb Nhã Nam, Hà Nội.
  3. Mác – xen – Mác – tanh (1984), Ngôn ngữ Điện ảnh, Cục Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội.
  4. Richard L.Bare, Nghệ thuật đạo diễn phim, Đặng Minh Liên dịch, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  5. Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim, Nxb Nhã Nam và Nxb Tri thức.
  6. Al Ries – Jack Trout (2010), 22 quy luật bất biến trong Marketing, Nxb Trẻ , Thành phố Hồ Chí Minh.
  7. Dupont (2009), 1001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
  8. David Ogilvy ( 2014), Quảng cáo theo phong cách OGILVY, NXB Lao động xã hội.
  9. Huỳnh Vĩnh Sơn ( 2013), Ý tưởng này là của chúng mình, Nxb Trẻ.
  10. Philip Kotler (1997), Giáo trình Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội.
  11. Jack Trout, Steve Rivkin (2009), Khác biệt hay là chết, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  12. Robert W.Bly (2009), Coppywriter khởi nghiệp và thành đạt, Nxb Thời đại.

13.Robert W. Bly (2009), Copywriter Khởi nghiệp và Thành đạt, Nxb Thời đại, Hà Nội.

14.Rosser Reeves (2014), Những định luật bất biến của quảng cáo, Phan Nguyễn Khánh Đan biên dịch, NXB Dân trí.

  1. Victor O. Schwab ( 2013), Nghệ thuật viết quảng cáo, Phan Nguyễn Khánh Đan biên dịch, Nxb Dân trí.
  2. Dean Movshoviz (2017), Nghệ thuật kể chuyện của Pixar, nxb Thế giới, HN.
  3. John W. Bloch – William Fadiman – Lois Peyser (1998), Nghệ thuật viết kịch bản Điện ảnh. Dịch từ tiếng Pháp: Dương Minh Đẩu, Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam, Hà Nội.
  4. Ray Frensham (2011), Tự học viết kịch bản phim, Nhà xuất bản Trí thức.
  5. Nguyễn Thị Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiện, NXB Đại học Quốc gia HN, Hà Nội.
  6. Đoàn Minh Tuấn (2008), Những vấn đề lý luận kịch bản phim, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin; Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  7. David Bordwell – Krinstin Thompson (2008), Nghệ thuật Điện ảnh, dịch: Đỗ Thu Hà, Nguyễn Liên, Nguyễn Kim Loan, Ngô Tự Lập, Trần Nho Thìn, Trần Hải Yến, NXB Giáo dục, Hà Nội.
  8. Victor O. Schwab (2014) Nghệ thuật viết quảng cáo, dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, NXB Dân Trí, Hà Nội.
  9. Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim, dịch: Phạm Ninh Giang, NXB Tri thức, Hà Nội.
  10. Syd Field (2005), Kim chỉ nam giải quyết những vấn đề khó cho Biên kịch Điện ảnh, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.
  11. TS. Nguyễn Hoài Nam – TS. Nguyễn Thanh Bình (2003), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Lao động 2003
  12. Th.S Quách Thị Bửu Châu – Th.S Nguyễn Văn Trưng – ThS Đào Hoài Nam (2012), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Lao động 2012
  13. Hà Tuấn Anh và cộng sự, Digital Marketing từ chiến lược đến thực thi (2018), NXB Lao Động
  14. Philip Kotler, Phiêu lưu trong thế giới Marketing (2017), NXB Trẻ
  15. Trương Đình Chiến (2012), Quản trị Marketing,Đại học Kinh Tế Quốc Dân
  16. Philip Kotler, Marketing Mix (2023), NXB Lao động
  17. Philip Kotler, Gary Armstrong, Nguyên lý Marketing (2021), Đại học Kinh tế Quốc dân
  18. Nguyễn Hải Sản, Quản trị học, NXB Thống Kê
  19. TS Trần Dục Thức (2021), Giáo trình Quản trị học, NXB Tài chính
  20. Julian Sims, Philippa Anderson (2020), How to Business work, NXB Thế giới
  21. Nguyễn Tất Thịnh (2020), Quản trị và lãnh đạo tổ chức – Từ giá trị đến sức mạnh, NXB Thế giới
  22. H Kent Baker, Ronald Anderson, Lý thuyết, Nghiên cứu và Thực hành, NXB kinh tế
  23. Tony Hseih (2018) Tỷ phú bán giày, NXB Lao động xã hội
  24. W. Chan Kim (2021), Chiến lược đại dương xanh, NXB Công Thương
  25. Brie Gyncild & Lisa Fridsma – Adobe After Effects CC Classroom in a Book – 2015 release – Adobe Creative Team ®(ebook)
    – GV Lương Tuấn Kiệt – Giáo trình Adobe After Effects – 2007 – Lưu hành nội bộ (ebook)
  26. Charles Finance, Susan Zwerman – THE VISUAL EFFECTS PRODUCER – 2010 – Elsevier Inc © All rights reserved. (ebook)
  27. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2018), Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông
  28. Lương Khắc Hiếu (2013), Lý thuyết truyền thông và vận động, NXB Chính trị quốc gia
  29. PGS, TS. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
  30. Thomas Friedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ
  31. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
  32. Đỗ Đình Tấn (2017), tên sách: Báo chí và mạng xã hội, NXB Trẻ
  33. TS. Phạm Văn Phong (2023), Sử dungh mạng xã hội đúng cách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia sự thật.
  34. TS. Nguyễn Thị Hậu (2015), tên sách: Mạng xã hội với giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Văn nghệ
  35. PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2013), Tâm lý học báo chí, NXB Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
  36. PGS.TS. Lương Khắc Hiếu (2013). Lý thuyết truyền thông, NXB CHính tri Quốc gia, Hà Nội.
  37. Kiet Van Nguyen. Khai phá dữ liệu truyền thông xã hội (Slides). Đại học Công nghệ Thông tin.
  38. Reza Zafarani, Mohammad Ali Abbasi, Huan Liu (2014). Social Media Mining.
  39. Nguyễn Thị Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiện, NXB Đại học Quốc gia HN, Hà Nội.
  40. Nguyễn Tất Bảo Thiện – Nguyễn Quốc Huy, Trí Tuệ Nhân Tạo Học Máy Và Ứng Dụng, NXB Thanh niên
  41. Frederick Vallaeys – Vũ Thu Hiền dịch (2020), Chiến lược Digital Marketing trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, NXB Lao Động
  42. Anatoly Golovnhia, người dịch Ngô Tạo Kim (2005), Nghệ thuật quay phim, Lưu hành nội bộ trong trường ĐH Sân khấu – điện ảnh Hà Nội.
  43. Sarah Medynski (2007), Nhà quay phim không gian – khuôn hình, Lưu hành nội bộ trong trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  44. Ngô Tạo Kim, Ngôn ngữ hình ảnh trong sự phát triển của kĩ thuật ĐA

TUYỂN SINH

(Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: http://skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I . Đối tượng và điều kiện dự thi

  1. Đối tượng dự tuyển là người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Người đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam, hoặc bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương được dự tuyển vào tất cả các ngành;

– Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của pháp luật được dự tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành của ngành nghề đã tốt nghiệp trung cấp.

  1. Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định của Nhà trường;

– Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;

– Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ thi tuyển theo quy định.

  1. Hồ sơđăng ký dự thi
  2. Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào các ngành / chuyên ngành đào tạo chính quy của trường, theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi.
  3. Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường (không nộp qua bưu điện).

III. Thể thức thi tuyển và môn thi

– Thí sinh phải nộp học bạ THPT vào ngày tập trung thí sinh để xét tuyển thêm điểm học bạ lớp 12 môn Ngữ văn theo yêu cầu của chuyên ngành đăng ký dự thi. Điểm các môn này phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu để hoàn thành chương trình phổ thông (điểm trung bình từ 5.0 trở lên)

– Điểm trúng tuyển gồm 2 loại điểm:

+ Điểm thi các môn Năng khiếu chuyên môn (hệ số 2)

+ Tổng điểm: gồm điểm Năng khiếu chuyên môn (hệ số 2) cộng điểm Ngữ văn đối với khối S, cộng thêm điểm ưu tiên (nếu có) và làm tròn đến 2 số thập phân.

Vòng thi / Hệ số điểm (HS)
Môn 1 Môn 2 Môn 3 (xét tuyển)
Thi phân tích phim Thi vấn đáp về việc xây dựng tác phẩm trên nền tảng số. Ngữ văn

* Hình thức thi tuyển có thể thay đổi theo thực tế hàng năm.