Chuyên ngành Thiết kế Đồ họa kỹ xảo

Tên chuyên ngành đào tạo

: Thiết kế đồ họa kỹ xảo

Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Graphic design and visual effect

Tên ngành đào tạo

: Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh

Tên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Design for theatre and film

Mã ngành

: 52210406

Trình độ đào tạo

: Đại học

Hình thức đào tạo

: Chính quy

THIẾT KẾ ĐỒ HỌA KỸ XẢO

Bạn yêu thích phim hoạt hình hay các cảnh phim hoành tráng trên màn ảnh, bạn đã từng mơ ước tạo nên những không gian sân khấu rực rỡ sắc màu cho những vở diễn, các lễ hội truyền thống hay mơ ước tạo ra những bộ trang phục đưa các nhân vật trở về từ lịch sử, bạn có năng khiếu mỹ thuật và say mê đồ họa máy tính bạn cảm thấy máy tính là công cụ để kể nên những câu chuyện từ chính bạn. Khoa Thiết kế mỹ thuật, nơi duy nhất đào tạo ra các họa sĩ chuyên nghiệp cho ngành Sân khấu và Điện ảnh ở bậc Đại học tại Việt Nam sẽ chắp cánh cho những ước mơ của bạn.

  • Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế đồ họa kỹ xảo
  1. Là họa sỹ đồ họa, kỹ xảo vi tính chuyên nghiệp cho các đoàn làm phim, đài truyền hình và các công ty quảng cáo
  2. Làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường nghệ thuật trong cả nước
  3. Là nghệ sĩ sáng tác độc lập
  • Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
  1. Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thiết kế đồ họa kỹ xảo, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật điện ảnh – truyền hình hoặc ngành Nghệ thuật sân khấu tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  2. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

III. Chương trình học

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo các chuyên ngành của khoa Thiết kế mỹ thuật được tổ chức như sau:

Năm 1: Sinh viên học tập những môn cơ bản phục vụ quá trình sáng tạo sau này như Hình Họa, Hội Họa, trang trí chuyên ngành, giải phẫu tạo hình. Sinh viên được làm quen với các môn chuyên ngành tùy theo lựa chọn của mình.

Năm 2: Sinh viên tiếp tục rèn luyện các môn chuyên môn cơ bản, kỹ năng sử dụng máy tính cho công việc và học tập các môn chuyên ngành thông qua các bài giảng và hướng dẫn thực hành được thiết kế sát với thực tế sáng tạo giúp sinh viên có được cái nhìn tổng thể về nghề nghiệp.

Năm 3: Các môn học tập trung giúp sinh viên làm quen với việc phân tích các tác phẩm nghệ thuật. Các môn học về lý luận, lịch sử chuyên ngành, phương pháp sáng tạo giúp sinh viên có kiến thức về nghề vững chắc, góp phần thúc đẩy sáng tạo cá nhân.

Năm 4: Chương trình học tập trung vào việc tổng hợp các kiến thức và kỹ năng thực hành trong quy trình sáng tạo tác phẩm và sản phẩm nghệ thuật, giúp sinh viên hoàn thành đồ án tốt nghiệp hoàn chỉnh đầu tiên của mình.

TUYỂN SINH

(Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: http://skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Đối tượng và điều kiện dự thi

  1. Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
  2. Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. Hồ sơ đăng ký dự thi

  1. Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào các ngành / chuyên ngành đào tạo chính quy của trường, theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi.
  2. Thí sinh thi khối S có thể đăng ký dự thi nhiều ngành / chuyên ngành để lựa chọn. Ở vòng sơ tuyển, nếu điều kiện thời gian cho phép, thí sinh có thể dự thi các ngành / chuyên ngành đã đăng ký. Nhưng ở vòng chung tuyển, thí sinh chỉ được chọn dự thi ở một ngành / chuyên ngành.
  3. Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường (không nộp qua bưu điện).

III. Thể thức thi tuyển và môn thi

  1. Vòng Sơ tuyển:

Thí sinh nộp bài hình họa cùng với hồ sơ để xét tuyển (bài vẽ tượng chân dung bằng chì – trên giấy 40cm x 60cm)

  1. Vòng Chung tuyển:

– Môn 1: Vẽ hình họa: Mẫu tượng chân dung thạch cao, chất liệu chì, trên giấy 40cm x 60cm (Hệ số 1)
– Môn 2: Vẽ màu trang trí cơ bản: Dùng họa tiết hoa văn (lá, hoa, động vật…) để trang trí vào một trong các hình cơ bản – theo đề thi. Chất liệu vẽ: màu tự do (Hệ số2)

– Môn 3:  Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Đim môn thi này phi đt ngưỡng quy đnh ca B GD-ĐT tr lên.