Biên đạo múa

Tên ngành đào tạo

: Biên đạo múa

Tên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Choreography

Mã ngành

: 52210243

Trình độ đào tạo

: Đại học

Hình thức đào tạo

: Chính quy

 

BIÊN ĐẠO MÚA

Bạn đã học múa, muốn trở thành biên đạo múa, muốn có thể tự dàn dựng các tác phẩm múa. Khoa Múa Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là địa chỉ duy nhất ở trong nước hiện nay đào tạo biên đạo múa hệ đại học.  Sau khi học, bạn có thể tham gia biên đạo và dàn dựng các tác phẩm múa với đầy đủ các hình thức thể loại; có khả năng đạo diễn các chương trình sự kiện lễ hội, ca múa nhạc cho các nhà hát, đoàn nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp.

1.Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Biên đạo múa được tổ chức như sau:

Năm 1:

Học phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu. Học kĩ thuật múa đôi trong múa cổ điển châu Âu. Kết cấu múa cổ điển châu Âu. Học phân tích tác phẩm âm nhạc. Học các kiến thức văn học Việt Nam.

Năm 2:

Học về nghệ thuật biên đạo múa. Học phương pháp huấn luyện múa dân gian, đương đại. Kết cấu múa dân gian dân tộc, múa đương đại. Học các kiến thức văn học thế giới.

Năm 3:

Học chuyên sâu nghệ thuật biên đạo múa, phân tích tác phẩm múa, kết cấu múa dân gian dân tộc, kết cấu múa cổ điển châu Âu. Học các kiến thức hỗ trợ tích cực như: mỹ học, tâm lí học…

Năm 4:

Học và thực hành nghệ thuật biên đạo múa. Học về lịch sử nghệ thuật múa và nghệ thuật chiếu sáng sân khấu.

Sinh viên thực tập tại các đơn vị nghệ thuật múa chuyên nghiệp và làm bài tốt nghiệp.

  1. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
  2. Đảm nhận công việc biên đạo múa ở các nhà hát, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
  3. Tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, sự kiện, lễ hội.
  4. Có thể tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của trung ương và địa phương có đào tạo ngành múa; giáo viên chuyên ngành múa các trung tâm văn hoá nghệ thuật trên toàn quốc.

III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

  1. Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Biên đạo múa, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật Sân khấu tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  2. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

 

TUYỂN SINH

(Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: http://skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. Đối tượng và điều kiện dự thi

  1. Đối tượng dự thi:

– Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.

– Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. Điều kiện đăng ký dự thi năng khiếu ngành / chuyên ngành đặc thù:

– Đã tốt nghiệp trung cấp múa, cao đẳng múa hoặc đã công tác biểu diễn múa trong các đoàn nghệ thuật.

 

II. Hồ sơ đăng ký dự thi

  1. Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào các ngành / chuyên ngành đào tạo chính quy của trường, theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi.
  2. Thí sinh thi khối S có thể đăng ký dự thi nhiều ngành / chuyên ngành để lựa chọn. Ở vòng sơ tuyển, nếu điều kiện thời gian cho phép, thí sinh có thể dự thi các ngành / chuyên ngành đã đăng ký. Nhưng ở vòng chung tuyển, thí sinh chỉ được chọn dự thi ở một ngành / chuyên ngành.
  3. Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường (không nộp qua bưu điện).

 

III. Thể thức thi tuyển và môn thi

  1. Vòng Sơ tuyển:

– Thực hiện từ 3 đến 5 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu.

– Nghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.

  1. Vòng Chung tuyển:

– Môn 1: Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo âm nhạc quy định trong đề thi. Thời gian từ 2 đến 3 phút. Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày.

– Môn 2: Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc Việt Nam theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày.

– Môn 3:  Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT trở lên.