Giới thiệu về khoa Sân khấu

GIẢNG VIÊN KHOA SÂN KHẤU

I – ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ KHOA SÂN KHẤU

– Địa chỉ

: Tầng 3, Nhà A1 , Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

 

  Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

– Điện thoại

: 04.3764.8445

– Email

: sk@skda.edu.vn

        II – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU CỦA KHOA SÂN KHẤU

TT Họ và tên Bằng cấp chuyên môn Chức vụ, chức danh
1 Bùi Như Lai Tiến sĩ Nghệ thuật học Trưởng khoa, Giảng viên, NSƯT
2 Nguyễn Hoài Thanh Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu Phó trưởng khoa, Đạo diễn
7 Dương Thị Thanh Huyền Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu Phó trưởng khoa, Giảng viên
3 Phan Trọng Thành Tiến sĩ Nghệ thuật học Giảng viên cao cấp
4 Nguyễn Thanh Hoa Thạc sĩ Lý luận phê bình sân khấu Giảng viên
5 Cao Thị Phương Dung Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu Giảng viên
6 Hán Quang Tú Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu Giảng viên
8 Nguyễn Lan Hương Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu Giảng viên
9 Trần Lực Cử nhân Đạo diễn NSƯT, Đạo diễn
10 Nguyễn Hoàng Tùng Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu Giảng viên
11 Đinh Xuân Kỷ Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu Giảng viên
12 Nguyễn Thanh Tùng Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu Trợ giảng

III – CÁC NGÀNH / CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Ngành Diễn viên kịch – điện ảnh

Đại học

2. Ngành Đạo diễn sân khấu

Đại học

3. Chuyên ngành Chuyên ngành Đạo diễn sự kiện – lễ hội (trong mã ngành Đạo diễn sân khấu)

Đại học

4. Ngành Biên kịch sân khấu

Đại học

5. Ngành Lý luận, lịch sử và Phê bình sân khấu

Đại học

 

IV – GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA SÂN KHẤU

1. GIỚI THIỆU

Khoa Sân khấu từng có tên là Khoa Đạo diễn – Diễn viên. Khi Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội chính thức được thành lập và có xu hướng tổ chức khoa theo từng chuyên ngành hẹp, Khoa Đạo diễn – Diễn viên được đổi thành Khoa Đạo diễn. Đến khi trường mở rộng ngành nghề đào tạo thì khoa mới đổi tên thành Khoa Sân khấu như hiện nay. Khoa thực hiện nhiệm vụ đào tạo “khép kín” trong lĩnh vực sân khấu, từ mảng văn học sân khấu như nghiên cứu lý luận sân khấu, sáng tác kịch bản đến việc đào tạo đạo diễn (đạo diễn sân khấu, đạo diễn sân khấu sự kiện – lễ hội), diễn viên kịch – điện ảnh – truyền hình.

Khoa Sân khấu là một trong những đơn vị đào tạo chủ công của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Ngay từ những ngày đầu, khoa đã có đội ngũ cán bộ, giảng viên là những đạo diễn, những nhà lý luận phê bình sân khấu được đào tạo từ các trường nghệ thuật của nước ngoài như: GS.TS.NSND Đình Quang (từ Trung Quốc và Cộng hoà Dân chủ Đức); NSND, đạo diễn Ngô Xuân Huyền; NGƯT, đạo diễn Hoàng Sự; nhà giáo Nguyễn Đức Minh (từ Liên Xô cũ); NSƯT, đạo diễn Minh Ngọc; nhà giáo, đạo diễn Đức Đọc (từ Bungari); PGS.TS.NGƯT, đạo diễn Đào Mạnh Hùng; ThS.NGƯT, đạo diễn Lê Mạnh Hùng; ThS Nguyễn Thanh Hoa (từ Liên Xô cũ); PGS.TS.NGƯT Nguyễn Đình Thi (từ Australia)… Ngoài ra, khoa còn có một đội ngũ giảng viên ưu tú được đào tạo trong nước như: nhà giáo Minh Nhu, nhà giáo Hạnh Năm, TS.NGƯT Phan Trọng Thành, ThS Nguyễn Kim Anh, ThS Cao Phương Dung, ThS Lương Hoàng Thi, giảng viên Dương Thanh Huyền, Hán Quang Tú, Nguyễn Lan Hương… Và hiện nay khoa đang tiếp nhận một số giảng viên trẻ để kế cận sự nghiệp đào tạo lâu dài.

Bên cạnh đó khoa còn có đội ngũ cộng tác viên giàu kinh nghiệm, có nhiều uy tín trong nghề như: PGS Tất Thắng; PGS.TS Phạm Duy Khuê; TS Trần Đình Ngôn; NSND, đạo diễn cao cấp Nguyễn Ngọc Phương; TS.NSND, đạo diễn Phạm Thị Thành; NSND, đạo diễn Doãn Hoàng Giang; NSND, đạo diễn Lê Hùng; NSND, đạo diễn Hoàng Dũng; ThS.NSND, đạo diễn Lan Hương; NSƯT, đạo diễn Lê Chức; NSND.ThS, đạo diễn Lê Khanh; NSƯT Trần Lực; NSƯT.ThS Đỗ Thanh Hải; NSƯT, đạo diễn Anh Tú, nhà viết kịch Lê Quý Hiền, Hà Đình Cẩn, Chu Lai, v.v…

Ngoài ra còn có rất nhiều chuyên gia hàng đầu của nước ngoài thường xuyên sang giảng dạy cho sinh viên các ngành Đạo diễn sân khấu và Diễn viên kịch – điện ảnh – truyền hình như chuyên gia Nga, chuyên gia Na Uy, chuyên gia Đức, chuyên gia Trung Quốc, v.v…

Hầu hết các chương trình khung , giáo trình môn học phổ biến và thực hiện trên toàn quốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các ngành Đạo diễn sân khấu, Diễn viên kịch – điện ảnh, Biên kịch sân khấu, Lý luận và phê bình sân khấu đều do Khoa Sân khấu biên soạn.

Một số công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp Viện và sách chuyên khảo của cán bộ giảng viên trong khoa được đánh giá cao, như công trình Sự đồng vọng đa chiều trong kịch Lưu Quang Vũ của giảng viên, TS Phan Trọng Thành được giải B của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Hội đồng Lý luận Trung ương trao giải Khuyến khích năm 2012.

Từ ngày thành lập Trường cho đến nay, Khoa Sân khấu đã đào tạo hàng nghìn người có trình độ đại học, cao đẳng, rất nhiều đạo diễn, diễn viên làm việc tại các đoàn nghệ thuật, các sở văn hoá và một đội ngũ chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận – phê bình và biên kịch sân khấu đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, các viện nghiên cứu, các phòng nghệ thuật tại các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp hay các công ty truyền thông. Trong số họ nhiều người đã đạt được huy chương, giải thưởng trong nước và ngoài nước, cũng như những danh hiệu cao quý của nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật và giáo dục, như NSND Minh Hòa, NSƯT Bích Thuỷ, NSƯT Trung Hiếu, NSƯT Công Lý (Nhà hát kịch Hà Nội), NSƯT Nguyễn Văn Hải, NSƯT Lê Thuý Nga, NSƯT Nguyễn Thuý Hiền, NSƯT Hoàng Lan (Đoàn kịch Công an nhân dân), NSƯT Kim Oanh (Đài truyền hình Việt Nam), v.v… Nhiều nghệ sĩ tên tuổi dành được sự yêu mến của công chúng như Xuân Bắc, Kiều Thanh, Phú Thăng, Diễm Hương,v.v…

Khoa Sân khấu vẫn luôn là cái nôi đào tạo hàng đầu các thế hệ nghệ sĩ biểu diễn, đạo diễn, các nhà biên kịch và lý luận tương lai trong lĩnh vực sân khấu của cả nước.

 

2. CHỨC NĂNG

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và sáng tác biểu diễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa.

 

3. NHIỆM VỤ

– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa, tham gia hội đồng tuyển chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức, người lao động và người học;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động thuộc Khoa;

– Quản lý toàn diện viên chức, người lao động và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhậpquốc tế;

– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp Khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;

– Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, HSSV trên giảng đường, hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp. Duy trì sinh hoạt, kiểm điểm cuối học kỳ, cuối năm của các lớp trong Khoa;

– Quản lý kết quả học tập: điểm, bài thi các môn học, bài tốt nghiệp của các lớp. Công khai điểm thi, điểm chuyên cần của HSSV thuộc Khoa;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với HSSV đúng quy định và đúng kế hoạch;

– Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;

– Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn, quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;

– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

– Tổ chức các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo đúng quy định;

– Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

– Quản lý, tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định cơ sở vật chất trong phạm vi của Khoa;

– Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Khoa;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.