PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

I – DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

 TT Họ và tên Bằng cấp chuyên môn Chức vụ, chức danh
   1 Trịnh Thúy Hương Tiến sĩ Lịch sử (Chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam) Trưởng phòng, Giảng viên chính
   2 Trần Thị Vân Ánh Thạc sĩ Lý luận dạy học tiếng Anh Phó trưởng phòng, Giảng viên
   3 Nguyễn Thị Phương Thạc sĩ Văn học Chuyên viên
   4 Trần Ánh Ngọc Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Chuyên viên
   5 Trần Tuấn Anh Cử nhân Quản lý nhà nước Chuyên viên


II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

  1. Chức năng:

Tham mưu giúp Ban giám hiệutrong việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục của trường đúng với các quy định của Nhà nước.

  1. Nhiệm vụ:

2.1. Công tác khảo thí

– Tham mưu, giúp Ban giám hiệusoạn thảo các văn bản về quản lý, tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, kiểm tra, thi hết học phần, thi tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập của sinh viên và công việc liên quan chức năng, nhiệm vụ của phòng;    – Nghiên cứu, đề xuất các hình thức, phương pháp thi, kiểm tra phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan để xét điều kiện dự thi, tốt nghiệp, xét lên lớp, ngừng học, thôi học và xét công nhận trúng tuyển, công nhận tốt nghiệp cho  sinh viên…

– Chủ trì, phối hợp với các khoa, tổ bộ môn xây dựng, quản lý hệ thống ngân hàng đề thi cho từng học phần, kiểm tra khâu ra đề, tổ chức bốc thăm, sao in đề thi, tổ chức coi thi và lưu trữ, phân tích xử lý các kết quả thi.

2.2. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục

– Xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng của nhà trường theo quy định;

– Nghiên cứu và triển khai các biện pháp để đảm bảo chất lượng đào tạo, phát triển chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo;

– Nghiên cứu và xây dựng hệ thống công cụ đánh giá: chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, học tập và việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp;

– Tham gia kiểm định và tư vấn quản lý chất lượng giáo trình, chương trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, chuyên khảo và các học liệu phục vụ công tác đào tạo;

– Xây dựng kế hoạch tự đánh giá và  đánh giá ngoài theo các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng đúng với yêu cầu, quy định.

– Quản lý, lưu trữ hồ sơ tự đánh giá. Thường xuyên cập nhật minh chứng theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của trường;

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức dự giờ giảng của giảng viên các Khoa, Trung tâm (mỗi học kỳ ít nhất 1 lần).

– Chủ trì lấy ý kiến của sinh viên về cán bộ, giảng viên của trường;

– Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc hực hiện công tác kiểm định chất lượng tại các đơn vị và tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ, giảng viên về hoạt động kiểm định chất lượng;

– Thực hiện công việc khác do Hiệu trưởng giao