Bộ phận Tài vụ

I – DANH SÁCH CÁN BỘ, NHÂN VIÊN CỦA BỘ PHẬN TÀI VỤ

TT

Họ và tên

Bằng cấp chuyên môn

Chức vụ, chức danh

1.

Chế Thị Hồng Phương Cử nhân kế toán Kế toán trưởng

2.

Trần Thị Lan Cử nhân kế toán Kế toán viên

3.

Diệp Thu Hằng Cử nhân kế toán Kế toán viên

4.

Đặng Thị Kim Oanh Cử nhân kế toán Kế toán viên

II – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN TÀI VỤ

  1. Chức năng:

– Trên cơ sở các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành của Nhà nước, bộ phận tài vụ tham mưu, giúp Ban giám hiệu trong việc quản lí và điều hành trong công tác tài chính của Nhà trường;

– Kiểm soát và thanh toán tài chính theo chế độ hiện hành. Theo dõi, hướng dẫn các bộ phận trong trường thực hiện chi tiêu đúng nguyên tắc tài chính của Nhà nước;

– Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về lập kế hoạch, quản lí, phân phối, giám sát sử dụng tài chính, vật tư kĩ thuật, thanh quyết toán theo đúng chế độ và quy định về quản lí tài chính của Nhà nước;

  1. Nhiệm vụ:

– Căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch các mặt hoạt động của trường, căn cứ vào định mức, các chế độ tài chính hiện hành xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, từng tháng, từng quý về đào tạo, xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học, các chương trình, mục tiêu khác…;

– Thường xuyên cập nhật thông tin về các chính sách, quy định của Nhà nước về tài chính;

– Theo dõi công nợ, tổng hợp, báo cáo quyết toán theo định kì (hàng quí, hàng năm). Chịu trách nhiệm báo cáo, quyết toán theo định kì với cơ quan cấp trên;

– Quản lí các nguồn kinh phí của trường, thực hiện đầy đủ, rành mạch các nguyên tắc, thủ tục tài chính của Nhà nước;

– Phân bổ kinh phí cân đối cho các nhu cầu của trường. Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt và các chế độ tài chính do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính của nhà trường minh bạch, đúng nguyên tắc, đúng pháp luật;

– Tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hạch toán kế toán và đề xuất các nguyên tắc thể lệ quản lí tài chính nội bộ trong trường;

– Lập kế hoạch, sổ sách, lưu trữ chứng từ, xây dựng định mức thống nhất trong toàn trường và chỉ đạo hoạt động đúng với quy định của Nhà nước;

– Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra định kì việc thanh quyết toán các khoản thu-chi của các đơn vị có thu trong trường theo đúng quy định của Nhà nước. Kịp thời phát hiện và đấu tranh khắc phục những vướng mắc, những sai sót trong lĩnh vực tài chính của các cá nhân, đơn vị trong trường;

– Phối hợp với  các đơn vị thực hiện việc thu – chi học phí, học bổng và các khoản chi khác phục vụ cho công tác đào tạo;

– Phối hợp với bộ phận Tổ chức cán bộ giải quyết chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp và chế độ khác cho cán bộ công chức trong toàn trường;

– Kiểm tra danh sách cán bộ công chức, học sinh, sinh viên trong toàn trường, kiểm tra mức lương, học bổng, phụ cấp nghề để lập biểu tổng hợp chính xác theo quy định;

– Giám sát việc sử dụng kinh phí trong việc mua sắm trang bị vật tư, thiết bị kỹ thuật, tài sản…phục vụ cho các hoạt động trong trường;

– Quản lý theo dõi hồ sơ nhập và xuất tài sản, thiết bị văn phòng, thiết bị kĩ thuật…của toàn trường;

– Hướng dẫn các phòng khoa, các cá nhân tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục chi tiêu tài chính và các quy định về chứng từ tài chính;

– Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm kê tài sản, thanh lí những tài sản, thiết bị, máy móc…đã hư hỏng không còn sử dụng được, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức lưu trữvăn bản chứng từ gốc trong thanh quyết toán để phục vụ cho công tác kiểm tra tài chính được thuận lợi, dễ dàng, đúng quy định;

– Kiểm soát tất cả các văn bản chứng từ thu chi đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng pháp luật trước khi trình Hiệu trưởng kí;

– Chịu trách nhiệm quản lí và phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ trong đơn vị

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.