Bộ phận Sau đại học

I – DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN BỘ PHẬN SAU ĐẠI HỌC

TT

Họ và tên Bằng cấp chuyên môn Chức vụ, chức danh

1

Trần Thị Thanh Hồng Thạc sĩ NT Điện ảnh – Truyền hình, Tiến sĩ Nghệ thuật học Phó trưởng phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Biên tập viên

2

Trần Thị Liễu Cử nhân báo chí Chuyên viên chính

3

Nguyễn Tùng Phong Cử nhân Đạo diễn sự kiện lễ hội Chuyên viên

II – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN SAU ĐẠI HỌC

  1. Chức năng:

Là đơn vị quản lí hành chính cơ sở của trường có chức năng:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và sáng tác biểu diễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;

-Tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn.

  1. Nhiệm vụ:

– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong đơn vị, tham gia hội đồng tuyển chọn chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

– Quản lí toàn diện giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người học thuộc đơn vị theo phân cấp của Hiệu trưởng;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;

– Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên trên giảng đường,  hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với học viên đúng quy định và đúng kế hoạch;

– Quản lí chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lí chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;

–  Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;

– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

– Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy- học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

–  Quản lí, tổ chức khai thác cơ sở vật chất trong phạm vi của đơn vị.