DANH SÁCH CÁN BỘ GIẢNG VIÊN PHÒNG ĐÀO TẠO, QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
TT | Họ và tên | Bằng cấp chuyên môn | Chức vụ, chức danh |
1. | Nguyễn Thị Hồng Hiền | TS QLGD | P.Trưởng phòng, Giảng viên |
2. | Trần Quang Minh | TS NTH | Phó Trưởng khoa, Giảng viên |
3. | Nguyễn Hồng Sơn | ThS tiếng Anh | Phó Trưởng phòng, Giảng viên |
4. | Trần Thị Tuyết Hồng | ThS QLGD | P.Trưởng phòng, Chuyên viên |
5. | Nguyễn Thị Hạnh Lê | TS Sư phậm nghệ thuật | Giảng viên CC |
6. | Nguyễn Thuỳ Dương | ThS NTSK | Chuyên viên |
7. | Phạm Thị Ngọc Anh | Cử nhân Báo chí | Chuyên viên |
8. | Nguyễn Tùng Phong | Cử nhân ĐDSKLH | Chuyên viên |
9. | Trần Thị Liễu | Cử nhân báo chí | Chuyên viên |
10. | Trần Thị Thanh Hồng | ThS NTĐA – TH | Biên tập viên |
11. | Nguyễn Thị Diệu Thu | Thạc sĩ NTĐA – TH | Giảng viên |
12. | Trần Thị Vân Ánh | Cử nhân tiếng Anh + Ths. Lý luận dạy học tiếng Anh | Giảng viên |
13. | Ngô Thị Thắm | ThS Văn học | Giảng viên |
14. | Đinh Xuân Kỷ | Thạc sĩ NTSK | Chuyên viên |
15. | Đào Thị Mỹ | Cử nhân Quản trị kinh doanh | Chuyên viên |
I – BỘ PHẬN ĐÀO TẠO, QUẢN LÝ KHOA HỌC
- Chức năng:
Bộ phận Đào tạo, Quản lý khoa học có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Giám hiệu trong công tác đào tạo trình độ: trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại họctheo các hình thức chính quy, vừa làm vừa học, liên kết đào tạo và công tác quản lý khoa học đảm bảo đúng các chế độ, chính sách và các quy định của Nhà nước.
- Nhiệm vụ:
2.1. Công tác đào tạo
- Nghiên cứu, đề xuất với Ban Giám hiệu về mục tiêu, định hướng phát triển các trình độ đào tạo, loại hình đào tạo, chương trình đào tạo và các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo;
- Xây dựng hồ sơ mở ngành, chuyên ngành đào tạo mới. Soạn thảo, ban hành các văn bản quy chế, quy định, đề án liên quan đến công tác đào tạo;
- Tổ chức xây dựng mới, chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương học phần, đề cương bài giảng của tất cả các ngành, chuyên ngành;
- Tổ chức tuyển sinh: Xây dựng chỉ tiêu, phương án, kế hoạch, giới thiệu, quảng bá, tư vấn tuyển sinh; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cần thiết của quy trình tuyển sinh; lưu trữ bài thi và kết quả thi, thực hiện các nhiệm vụ sau tuyển sinh;
5.Tổ chức triển khai và quản lý hoạt động đào tạo:
-Phối hợp với các khoa, trung tâm xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch giảng viên và thời khóa biểu năm học;
-Tổ chức theo dõi, giám sát, phối hợp với các đơn vị kiểm tra việc thực hiện quy chế đào tạo;
-Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan duyệt và tính khối lượng giảng dạy;
-Tổ chức đăng ký học tập, xét lên lớp, xét tốt nghiệp; quản lý kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên;
-Quản lý in ấn, cấp phát, xác nhận thông tin về bảng điểm, chứng chỉ, văn bằng theo quy định;
-Phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương hướng phát triển các cơ sở thực hành, thư viện và các điều kiện cơ sở vật chất khác phục vụ cho công tác đào tạo;
-Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và quản lý các hợp đồng liên kết đào tạo.
2.2. Công tác Quản lý khoa học
– Nghiên cứu phát triển, quản lý chương trình, giáo trình, đề cương học phần,đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo;
-Phối hợp với các đơn vị khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo.
-Phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo khoa học liên quan tới công tác đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập trong trường.
2.3. Các nhiệm vụ khác
-Phối hợp với các đơn vị xây dựng đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tại trường và hợp tác quốc tế.
-Phối hợp với các đơn vị khai thác, sử dụng hiệu quả các loại tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, tư liệu điện tử…phục vụ công tác đào tạo.
– Duy trì, phát triển và hỗ trợ kỹ thuật các đơn vị liên quan khai thác sử dụng hệ thống phần mềm quản lý đào tạo.
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của pháp luật hiện hành và của Trường.
-Phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới phạm vi công tác của phòng và những nhiệm vụ khác theo phân công của Ban Giám hiệu.
II – BỘ PHẬN HỢP TÁC QUỐC TẾ
– Phối hợp với các đơn vị xây dựng quy chế, quy định và kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm; Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế, kế hoạch đã ban hành và các quy định của Nhà nước;
– Là đầu mối trong việc thực hiện các chủ trương của nhà trường về việc mở rộng hợp tác với nước ngoài trong các lĩnh vực, theo dõi, giám sát, phát triển quản lý các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học;
– Phối hợp với các đơn vị, cá nhân làm thủ tục cho đoàn, cá nhân đi học tập, công tác nước ngoài và đoàn nước ngoài, cá nhân người nước ngoài vào làm việc tại trường;
– Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội thảo, hội nghị hợp tác với nước ngoài;
– Phối hợp với các đơn vị xây dựng, quản lý chương trình, nội dung, thời gian chuyên gia nước ngoài đến trường giảng dạy, làm việc và sinh viên quốc tế sang học tập, thực tập…; tổ chức đón tiếp, sắp xếp nơi ở, làm việc, hướng dẫn tham quan cho chuyên gia nước ngoài theo quy định hiện hành;
– Soạn thảo văn bản liên quan đến hợp tác quốc tế. Tiếp nhận, dịch và gửi các tài liệu, thư phục vụ cho hoạt động quan hệ quốc tế của Trường;
– Quản lý, lưu trữ thông tin, tài liệu hồ sơ về hợp tác quốc tế; về nhân sự khách nước ngoài đúng qui định hiện hành;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
III – BỘ PHẬN SAU ĐẠI HỌC
- Chức năng:
Là đơn vị quản lí hành chính cơ sở của trường có chức năng:
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và sáng tác biểu diễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;
-Tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn.
- Nhiệm vụ:
– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong đơn vị, tham gia hội đồng tuyển chọn chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;
– Quản lí toàn diện giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người học thuộc đơn vị theo phân cấp của Hiệu trưởng;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;
– Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;
– Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên trên giảng đường, hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp.
– Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với học viên đúng quy định và đúng kế hoạch;
– Quản lí chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lí chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;
– Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;
– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
– Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy- học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
– Quản lí, tổ chức khai thác cơ sở vật chất trong phạm vi của đơn vị.