XƯỞNG PHIM THỰC NGHIỆM
Địa chỉ: Tầng 1 nhà D, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 04.3764.2131
Email: xptn@skda.edu.vn
CƠ CẤU TỔ CHỨC
ThS. Lưu Duy Hùng – Giám đốc
ThS. Chu Tiến Dũng –P.Giám đốc
LỊCH SỬ
Xưởng phim thực nghiệm ra đời ngay từ thời kỳ đầu thành lập Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, với tên gọi Xưởng trường. Năm 1992 đổi tên thành Hãng phim thực nghiệm, năm 1996 đổi thành Xưởng phim thực nghiệm. Từ năm 1980 đến nay đã có 6 nhà giáo – nghệ sĩ điện ảnh giữ chức vụ giám đốc xưởng phim: Lê Đăng Thực (1980 – 1982), PGS-TS Nguyễn Mạnh Lân (1982-1987), Tiến Lưu (1987-1990), Trần Hùng (1990-1992), Sĩ Chung (1992-1997), từ 1997 là ThS Nguyễn Mạnh Lâm, và hiện nay là ThS Lưu Duy Hùng. Xưởng phim có một đội ngũ cán bộ là những kỹ thuật viên có trình độ, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc.
Với cơ sở vật chất hiện có, xưởng phim có đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầuthực hành của sinh viên như máy quay (máy VHS, máy kỹ thuật số và máy Betacam), thiết bị dựng phi tuyến, thiết bị hoà âm… Hàng năm, nhà trường thường xuyên tăng cường, bổ sung thiết bị kỹ thuật thế hệ mới cho Xưởng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
CHỨC NĂNG
– Tham mưu, giúp Hiệu trưởng lên kế hoạch, tổ chức điều hành, phục vụ các công việc thực hành, thực tập, làm bài tập của công chức, viên chức, người học theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
– Giúp Hiệu trưởng mở rộng quan hệ hợp tác tổ chức sản xuất phim và các dịch vụ văn hóa, nghệ thuật có thu khác.
NHIỆM VỤ
– Tổ chức phục vụ làm bài tập, thực hành, thực tập của người học chương trình đào tạo của Trường;
– Lên lịch, theo dõi và quản lý hoạt động của người học vào làm bài tập, thực tập, thực hành trên các loại máy như: bàn dựng, trường quay, buồng in tráng phim ảnh, phòng chiếu… theo chủ trương, kế hoạch đã được phê duyệt;
– Chịu trách nhiệm quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả thiết bị kĩ thuật đã được phân cấp. Chủ động lập biểu giá cho thuê theo quy định từng loại phương tiện kĩ thuật trình Hiệu trưởng duyệt;
– Lập nhật ký, theo dõi việc sử dụng thiết bị kĩ thuật và có kế hoạch đề xuất sửa chữa thiết bị kĩ thuật thuộc Xưởng phim quản lý khi hỏng;
– Quản lý kho kĩ thuật gồm những trang thiết bị đã được phân cấp quản lý. Xây dựng quy chế, quy trình, quy chuẩn kĩ thuật, nội quy quản lý thiết bị, xuất nhập thiết bị, thuê mượn thiết bị thuộc kho kĩ thuật Xưởng phim quản lý;
– Tổ chức những cuộc trao đổi, đối thoại trực tiếp với các cá nhân và đơn vị liên quan để tìm ra phương pháp, hướng dẫn người học làm bài tập thực hành, thực tập hiệu quả;
– Phối hợp với các khoa, liên kết với các đơn vị tổ chức các cuộc thi sáng tác, liên hoan phim, triển lãm nghệ thuật và các hoạt động có thu để phục vụ công tác đào tạo của Trường;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp Hiệu trưởng về việc đầu tư, mua sắm thiết bị kĩ thuật thuộc Xưởng quản lý, sử dụng;
– Tổ chức sản xuất phim và chương trình truyền hình;
– Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kĩ thuật của Xưởng trở thành giảng viên thực hành, đáp ứng nhu cầu của Nhà trường;
– Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Xưởng;
– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Xưởng;
– Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng giao.