Chuyên nghành Công nghệ dựng phim

Tên chuyên ngành đào tạo

: Công nghệ dựng phim

Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Film editing technology

Tên ngành đào tạo

: Công nghệ điện ảnh – truyền hình

Tên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Film and television technology

Mã ngành

: 52210302

Trình độ đào tạo

: Đại học

Hình thức đào tạo

: Chính quy

 

CÔNG NGHỆ DỰNG PHIM

Bạn có muốn trở thành một người dựng phim chuyên nghiệp làm việc tại các hãng phim lớn, các đài phát thanh – truyền hình hay các công ty truyền thông đa phương tiện? Một công việc đầy sáng tạo trong sự tổng hòa giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Hãy đăng ký chuyên ngành Công nghệ dựng phim để bắt đầu dựng xây tương lai của bạn từ hôm nay.

 

I.Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Công nghệ dựng phim được tổ chức như sau:

Năm 1:

Sinh viên được cung cấp các kiến thức cơ sở liên ngành như: Cơ sở kỹ thuật âm thanh và ánh sáng trong điện ảnh, truyền hình; Xử lý tín hiệu số video và audio; Quy trình công nghệ sản xuất điện ảnh – truyền hình….

Năm 2:

Sinh viên được hướng dẫn thực hành trên các Modul thiết kế theo bài học hoặc mô phỏng trên máy vi tính; thực hành trực tiếp trên thiết bị tại Trung tâm Kỹ thuật Âm thanh, Ánh sáng. Sinh viên được cung cấp kiến thức về kỹ thuật phần cứng thiết bị, các công đoạn chính trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình.

Năm 3:

Sinh viên được cung cấp các kiến thức chuyên ngành đặc thù, có sự đan xen giữa kỹ thuật và nghệ thuật như: Nghệ thuật dựng phim điện ảnh – truyền hình; Nghiệp vụ đạo diễn; Kỹ thuật và thiết bị dựng phim; Đồ họa vi tính 2D, 3D… Sinh viên sẽ được thực hành chiếu sáng, ghi hình, ghi âm tại trường quay và phòng dựng trên các hệ thống máy tính chuyên dụng và các thiết bị kỹ thuật video, audio, thiết bị chiếu sáng hiện đại.

Năm 4:

Sinh viên hoàn tất các môn học chuyên ngành trong học kỳ I, học kỳ cuối khóa là thời gian dành cho Thực tập tốt nghiệp và viết Đồ án tốt nghiệp.

  1. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
  2. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc dựng phim tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các đơn vị làm phim trực thuộc các bộ, ngành trong cả nước, các đài truyền hình trung ương và địa phương, các công ty truyền thông, quảng cáo.
  3. Làm cán bộ nghiên cứu hoặc tham gia trợ giảng các môn chuyên môn thuộc chuyên ngành công nghệ dựng phim, âm thanh điện ảnh – truyền hìnhtại các trường đào tạo điện ảnh – truyền hình trong cả nước.

III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

  1. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư công nghệ chuyên ngành Công nghệ dựng phim, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ở các trường đại học kỹ thuật, hoặc học văn bằng hai ngành nghệ thuật tại các trường đào tạo nghệ thuật trong và ngoài nước.
  2. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  3. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

– А. Г. Соколов (2001), Монтаж: телевидение, кино, видео — Editing: television, cinema, video (Dựng phim điện ảnh, truyền hình, video), M.: Издательство «625», 2001.—207с: ил. Учебник. Часть вторая Редактор Л. Н. Николаева Консультации по макету О. А. Кириченко.

– Peter Ward (2005), Picture Composition for Film and Television (Bố cục khuôn hình điện ảnh và truyền hình), Питер Уорд:Композиция кадра в кино и на телевидении, Москва Издательство ГИТР, Серия основана в 2001 голу. Перевод с английского Д. М. Аемуровой, Ю. В. Волковой под редакцией С. И. Ждановой

– A.Golovnhia (1965), Nghệ thuật quay phim, Nxb Ixkuxtvo, Moskva.

– Međưxki (2004), Nghệ thuật quay phim tài liệu (Tập 1), Nxb 625, Moskva

– Međưxki (2006), Nghệ thuật quay phim tài liệu (Tập 2), Nxb 625, Moskva.

– B.Gielejnhiacov (2001), Màu sắc và tương phản, Học viện VGIK

– Joseph V.Mascenll (Trần Văn Cang dịch) (1991), Nghệ thuật quay phim và video, Nxb Cine/grafic Holliwood, Nxb Thông tin, Hà Nội.

– Charles S. Swartz (2004), Understanding of Digital Cinema (Co ban ve Dien anh ky thuat so), Publisher Forcal Press.

– Blain Brown (2007), Motion picture and video lighting (Chiếu sáng điện ảnh và video), Second Edition, Amsterdam • Boston • Heidelberg • London New York • Oxford • Paris • San Diego .San Francisco • Singapore • Sydney • Tokyo, Focal Press is an imprint of Elsevier, Includes index, ISBN-13: 978-0-240-80763-8 (pbk. : alk. paper) 1. Cinematography–Lighting. 2. Vidleo recording–Lighting. I. Title. TR891.B76 2007

– John Jackman (2010), Lighting for Digital Video and Television (Chiếu sáng kỹ thuật số video và truyền hình), Focal Press is an imprint of Elsevier 30 Corporate Drive, Suite 400, Burlington, MA 01803, USA, The Boulevard, Langford Lane, Kidling ton, Oxford, OX5 1GB, UK © 2010 ELSEVIER Inc. All rights reserved.

– Roy Thomson, (2009), Grammar of the edit (Dựng phim cơ bản) – Focal Press, 2009.

– Ken Dancyger (2008), The technicque of Film and Video editing (Kỹ thuật dựng phim và video)  – Focal Press, 2008.

– Steve Wright (2008).  Compositing Visual Effects (Dựng kỹ xảo) – Focal Press, 2008.

 

TUYỂN SINH

(Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: http://skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Khối thi S1

Trong trường hợp vẫn còn chỉ tiêu, Trường sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2.

Thủ tục xét tuyển theo đúng quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.