Tên chuyên ngành đào tạo | : Biên tập truyền hình |
Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh) | : Television editing |
Tên ngành đào tạo | : Biên kịch điện ảnh – truyền hình |
Tên ngành đào tạo (tiếng Anh) | : Screenplay writing |
Mã ngành | : 52210233 |
Trình độ đào tạo | : Đại học |
Hình thức đào tạo | : Chính quy |
BIÊN TẬP TRUYỀN HÌNH
Bạn có khả năng tư duy hình ảnh hoặc giao tiếp trước ống kính? Bạn muốn tìm hiểu các lĩnh vực trong đời sống xã hội để mang lại thông tin cho công chúng? Bạn mơ ước trở thành biên tập viên tại các đài truyền hình hay các hãng phim, công ty truyền thông? Hãy đăng ký chuyên ngành Biên tập Truyền hình – con đường ngắn nhất để đưa bạn đến với ước mơ của mình.
I.Chương trình học:
Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Biên tập Truyền hình được tổ chức như sau:
Năm 1:
Sinh viên được trang bị kiến thức về báo chí, kỹ năng viết và biên tập văn bản; phân tích tác phẩm truyền hình; kỹ năng diễn đạt bằng giọng nói; kỹ năng chọn lọc và kiểm chứng thông tin.
Năm 2:
Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng viết lời bình cho tin tức, phóng sự dưới dạng ngôn ngữ nghe nhìn; kỹ năng tiếp cận và khai thác thông tin để thực hiện được một tác phẩm báo chí truyền hình (phỏng vấn, tin tức, phóng sự, tài liệu…).
Năm 3:
Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng dẫn chương trình của Biên tập viên trong chương trình truyền hình. Sinh viên được tiếp cận với quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình; rèn kỹ năng làm việc nhóm và liên kết các khâu trong một chương trình truyền hình.
Năm 4:
Sinh viên hướng dẫn kỹ năng viết format chương trình truyền hình và làm bài tốt nghiệp.
- Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc biên tập tại các đài truyền hình; biên tập viên, phóng viên tại các toà soạn báo, tạp chí; tham gia vào quá trình sản xuất trong các đơn vị, công ty thuộc lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, truyền thông.
- Tham gia công việc tổ chức sản xuất các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông.
- Tham gia công tác nghiên cứu, trợ giảng các môn chuyên môn thuộc chuyên ngành Biên tập truyền hình ở các trường đào tạo truyền hình trong cả nước.
III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Biên tập truyền hình, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật điện ảnh – truyền hình tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
- Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
– A.Golovnhia (1965), Nghệ thuật quay phim, Nxb Ixkuxtvo, Moskva.
– American society of cinematographers (2001), American cinematographer manual, Hollywood, California, USA
– B.Gielejnhiacov (2001), Màu sắc và tương phản, Học viện VGIK.
– Claudia Mast (2003), Công tác biên tập, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
– Claudia Mast (Trần Hậu Thái dịch) (2004), Giáo trình truyền thông đại chúng và công tác biên tập, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
– Davit Bordwell, Kristin Thompson (2008), Nghệ thuật điện ảnh (Đại học Winconsin Madison, Hoa Kỳ); Nxb Giáo dục, Hà Nội.
– Davit Mamet (Nguyễn Huệ Chi dịch) (2003), Bài học cho đạo diễn (On directing film), Nxb Đại học Sư phạm Quảng Tây, Quảng Tây.
– Gerald Millerson (Phạm Ngọc Diệp dịch) (1987), Phương pháp chiếu sáng trong điện ảnh và vô tuyến truyền hình, Cục Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội.
– Hà Thiện Thuyên biên dịch (2004), Nghệ thuật nói chuyện gây thiện cảm, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
– Jane T. Harrigan, Karen Brown Dunlap (Trần Đức Tài dịch) (2011), Con mắt biên tập (The Editorial eye), Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
– Jean Luc Marti Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
– Joseph V.Mascenll (Trần Văn Cang dịch) (1991), Nghệ thuật quay phim và video, Nxb Cine/grafic Holliwood, Nxb Thông tin, Hà Nội.
– Kodak (2012), The Essential reference guide for filmmakers, USA.
– L.Golsteil, C.Xetonop, Ia.Leibov, V.Gleibov (1978), Quay phim kỹ xảo, Nxb Ixkuxtvo, Moskva.
– Lary King (2008), Bí quyết giao tiếp, Nxb Hồng Đức.
– Lê Phong biên dịch, Cách làm tin và phóng sự truyền hình, Tài liệu tham khảo của đài Truyền hình Việt Nam.
– M.M. Volưnhes (TS Ngô Trí Ngọc Linh dịch; Nhà quay phim – NSƯT Phạm Thanh Hà biên tập và hiệu đính), Truyền hình nâng cao – Chuyên ngành quay phim, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
– Mác xen Mác tanh (Nguyễn Hậu dịch) (1984), Ngôn ngữ điện ảnh (Nxb Nghệ thuật Mat-xcơ va), Cục Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội.
– Međưxki (2004), Nghệ thuật quay phim tài liệu (Tập 1), Nxb 625, Moskva.
– Međưxki (2004), Nhà quay phim – Không gian và khuôn hình, Nxb Aspek Press, Moskva.
– Međưxki (2006), Nghệ thuật quay phim tài liệu (Tập 2), Nxb 625, Moskva.
– N.Kuđrasov (1979), Quay phim đặc biệt, Nxb Ixkuxtvo, Moskva.
– Nxb Bách khoa toàn thư Liên xô (1981), Bách khoa toàn thư kỹ thuật nhiếp ảnh và điện ảnh, Moskva.
– Rex Hayman (1984), Filters, Nxb Focal Press, London & Boston.
– Robert E. McCarthy (1992), Hollywood special effectc, Hardcover.
– Ron Miller (2006), Special effects: An Introduction to movie magic (Exceptional social studies titles for upper grades), South Pacific Books Ltd.
– Thiệu Trường Ba (Nguyễn Huệ Chi dịch) (2000), Cơ sở ứng dụng của đạo diễn truyền hình, Nxb Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc.
– Volưnhex (2008), Nghề Quay phim tác giả, Nxb Aspekt Express, Moskva.
– Vương Hoàng Lực (2007), Nguyên lý hội họa đen trắng, Nxb Liêu Ninh, Trung Quốc.
– X.L. Xvích. Cudơnhetxốp (Đào Tấn Anh dịch), Báo chí truyền hình (Tập 1, Tập 2), Nxb Thông tấn.
TUYỂN SINH
(Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: http://skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I . Đối tượng và điều kiện dự thi
- Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
- Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo
II. Hồ sơ đăng ký dự thi
- Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào các ngành / chuyên ngành đào tạo chính quy của trường, theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi.
- Thí sinh thi khối S có thể đăng ký dự thi nhiều ngành / chuyên ngành để lựa chọn. Ở vòng sơ tuyển, nếu điều kiện thời gian cho phép, thí sinh có thể dự thi các ngành / chuyên ngành đã đăng ký. Nhưng ở vòng chung tuyển, thí sinh chỉ được chọn dự thi ở một ngành / chuyên ngành.
- Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường (không nộp qua bưu điện).
III. Thể thức thi tuyển và môn thi
- Vòng Sơ tuyển:
Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật.
- Vòng Chung tuyển:
– Môn 1: Xem phim, viết bài phân tích phim.
– Môn 2: Vấn đáp: Những hiểu biết liên quan đến lĩnh vực truyền hình và biên tập truyền hình.
– Môn 3: Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT trở lên.