Chuyên ngành Nghệ thuật Hóa trang

Tên chuyên ngành đào tạo : Nghệ thuật Hóa trang
Tên chuyên ngành đào tạo (tiếng Anh) : Art of Makeup
Tên ngành đào tạo : Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh
Tên ngành đào tạo (tiếng Anh) : Design for theatre and film
Mã ngành : 7210406
Mã chuyên ngành : 7210406D
Trình độ đào tạo : Đại học
Hình thức đào tạo : Chính quy

 

CHUYÊN NGÀNH NGHỆ THUẬT HÓA TRANG

  1. Yêu cầu về kiến thức
  2. Tri thức chuyên môn
  3. Khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm trang bị cho sinh viên:

– Những kiến thức cơ bản về: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất, nhằm tạo ra nhận thức về ý thức trách nhiệm, hành vi, đạo đức của cá nhân trước cộng đồng; quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đối với xã hội.

– Những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn: Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng; Cơ sở văn hoá Việt Nam; Mỹ học; Lịch sử văn học Việt Nam và thế giới; Lịch sử triết học phương Đông, nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết về văn hoá nghệ thuật để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn; rèn luyện khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và nhận thức được ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp đối với xã hội.

– Những kiến thức cơ bản về: Tin học và Ngoại ngữ chuyên ngành.

  1. Khối kiến thức cơ sở ngành nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi nhằm tạo nền tảng cơ bản và toàn diện về nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, và nghệ thuật tạo hình:

– Những kiến thức cơ bản về nghệ thuật sân khấu và điện ảnh: Lịch sử sân khấu Việt Nam; Lịch sử điện ảnh Việt Nam; Mỹ thuật Sân khấu đại cương; Mỹ thuật điện ảnh đại cương; Thiết kế ánh sáng sân khấu.

– Những kiến thức cơ bản về nghệ thuật tạo hình: Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam và thế giới; Lịch sử trang phục Việt Nam; Giải phẫu cơ thể người; Nghệ thuật điêu khắc; Đồ hoạ vi tính.

– Những hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình; những hiểu biết về công việc người diễn viên, đạo diễn, quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật, họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, nhạc sĩ, ánh sáng…

– Nắm vững hệ thống, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các đoàn nghệ thuật, nhà hát, hãng phim, đài truyền hình.

  1. Khối kiến thức chuyên ngành nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý thuyết và thực hành một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về: Hình hoạ; Hội hoạ; Nghệ thuật điêu khắc; Thiết kế trang phục sân khấu – điện ảnh.
  2. Năng lực nghề nghiệp

– Biết vận dụng có hiệu quả các kiến thức đạt được trong quá trình đào tạo vào lĩnh vực nghệ thuật Hóa trang trong các tác phẩm Sân khấu, điện ảnh, các chương trình truyền hình, Sự kiện – Lễ hội và chương trình ca nhạc…

– Có khả năng độc lập trong việc nghiên cứu, sáng tạo, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật, phương thức thể hiện mới áp dụng vào Nghệ thuật hóa trang cho các nhân vật trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh và truyền hình và tổ chức sự kiện – Lễ hội.

– Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu sâu những vấn đề liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

  1. Yêu cầu về kỹ năng
  2. Kỹ năng cứng

– Kỹ năng chuyên môn: Nắm vững phương pháp, quy trình thực hiện và các kiến thức chuyên ngành để thực hiện các kỹ thuật, kỹ xảo hóa trang đặc biệt cho các nhân vật trong một vở diễn trên sân khấu, trong phim điện ảnh, phim truyền hình; chương trình thời trang, phương pháp sáng tạo và kế thừa những giá trị chuyên ngành truyền thống dân tộc… Nắm vững các thiết bị, vật liệu kỹ thuật, phần mềm hỗ trợ chuyên dụng; biết cách khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất để thực hiện công việc trong chuyên ngành Nghệ thuật hóa trang.

– Năng lực thực hành nghề nghiệp: Có năng lực tham gia vào kỹ thuật, kỹ xảo Hóa trang cho nhân vật trong các tác phẩm sân khấu, phim điện ảnh, phim truyền hình, chương trình sự kiện – Lễ hội. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao.

– Nghiên cứu khoa học: Có phương pháp và khả năng tư duy, nghiên cứu, sáng tạo những cách thể hiện mới trong nghệ thuật hóa trang; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo cứu, sưu tầm tư liệu nghệ thuật truyền thống của các dân tộc, vùng miền của đất nước và thế giới.

– Phân tích và xử lý thông tin: Có khả năng tư duy, tìm kiếm, tổng hợp các sự kiện trong xã hội, các thông tin liên quan đến ngành; phân tích và xử lý thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành.

  1. Kỹ năng mềm

– Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: Có những kỹ năng cơ bản về lập báo cáo bằng các phương tiện khác nhau; thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về những nội dung, giải pháp để thực hiện các ý tưởng trong lĩnh vực chuyên ngành.

– Kỹ năng làm việc theo nhóm: Biết cách tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong nhóm; biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.

– Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học: Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành. Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng.

III. Yêu cầu về thái độ

  1. Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.
  2. Phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, dễ hòa nhập với môi trường làm việc. Hiểu biết về các giá trị đạo đức nghề nghiệp.
  3. Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ, tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
  4. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
  5. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc hoạ sĩ hóa trang chuyên nghiệp cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các hãng phim, nhà hát, đoàn nghệ thuật, đài truyền hình trung ương và địa phương, các công ty truyền thông, quảng cáo, thiết kế, tạo mẫu và các hãng, trung tâm tổ chức sự kiện lễ hội.
  6. Tham gia thực hiện các kỹ thuật, kỹ xảo hóa trang trong các dự án thuộc lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, truyền hình và truyền thông.
  7. Làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường nghệ thuật trong cả nước.
  8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
  9. Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật hóa trang, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật điện ảnh – truyền hình hoặc ngành Nghệ thuật sân khấu tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  10. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  11. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

III. Thể thức thi tuyển và môn thi

  1. Vòng Sơ tuyển:

Thí sinh nộp 2 ảnh chân dung mầu để xét tuyển

*Yêu cầu:

-1 Ảnh mộc (ảnh của người mẫu khi chưa được trang điểm)

-1 Ảnh sau khi đã được trang điểm đẹp.

– (Kích thước ảnh 18cm x 24cm, nộp cùng túi hồ sơ)

  1. Vòng Chung tuyển:

* Môn 1: Vẽ tạo hình hoá trang trên giấy A4 có in sẵn hình mặt người – Chất liệu vẽ: Màu tự do (HS2) – Làm bài tại phòng thi 240 phút.

* Môn 2: Vấn đáp về tư duy Nghệ thuật hóa trang (trả lời theo câu hỏi bốc thăm (HS1).

* Môn 3: Nộp học bạ (bản photo công chứng) để xét tuyển điểm tổng kết lớp 12 môn Ngữ Văn (điểm trung bình từ 5.0 trở lên).